Ninh Bình Là Miền Nào

Ninh Bình Là Miền Nào

Về việc ban hành Quy chế Quản lý quy hoạch, kiến trúc

Điều 21. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ, nhà ở liền kề

Nguyên tắc quản lý thiết kế, xây dựng và cấp giấy phép xây dựng công trình áp dụng theo quy hoạch chi tiết từng khu dân cư được duyệt, Quy chuẩn xây dựng số 01:2008/BXD, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 và đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Số tầng nhà, khoảng lùi, mật độ cho phép xây dựng được quy định tại Chương II Quy chế này. Chiều cao tối đa các tầng quy định như sau: Tầng 1: 3,9m; tầng 2 trở lên là 3,6m. Cao trình nền nhà (cos ±0,00) cao hơn cao trình vỉa hè phố chạy trước công trình 0,45 m; trường hợp có gara ôtô thì cao trình nền gara so với cao trình vỉa hè phố chạy trước công trình 0,15 m.

b) Đối với công trình thuộc 2 dãy phố quay lưng tiếp giáp vào nhau khuyến khích bố trí sân sau với khoảng cách 2 m trở lên để lấy ánh sáng, thông gió và bố trí đường ống kỹ thuật.

c) Hình thức kiến trúc phải đơn giản, hiện đại, bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình trong cùng một dãy phố. Trong một đơn vị ở cần đa dạng các kiểu dáng kiến trúc từng nhóm nhà dãy phố, tránh sự giống nhau rập khuôn gây nhàm chán.

d) Chi tiết kiến trúc cho phép có sự khác nhau về kiểu dáng chi tiết trang trí nhỏ, lan can…  Mặt ngoài công trình (mặt tiền, mặt bên) phải có kiến trúc phù hợp và hài hòa với kiến trúc hiện có xung quanh. Không được đưa các chi tiết công trình lấn chiếm không gian, các công trình kế cận kể cả phần ngầm.

đ) Màu sắc công trình kiến trúc công trình phải phù hợp với kiến trúc, cảnh quan của khu vực. Không sử dụng màu phản quang, màu sẫm và màu đậm cho các mảng lớn của mặt đứng công trình. Chỉ được sử dụng tối đa 03 màu sơn bên ngoài cho một công trình nhà ở liên kế.

e) Vật liệu xây dựng của công trình phải phù hợp với phong cách kiến trúc và hài hòa với kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Không sử dụng vật liệu phản quang, vật liệu có mầu sắc đậm hoặc sặc sỡ và phải hài hòa với cảnh quan kiến trúc các công trình kế cận. Khuyến khích sử dụng vật liệu bền vững, thân thiện môi trường.

g) Mái đua che nắng: Không được thiết kế, xây dựng mái đua che nắng cứng, cố định cho công trình ngoại trừ các công trình thuộc dãy nhà ở có thiết kế đô thị hoặc thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Được sử dụng mái đua che nắng di động, kết cấu mái đua che nắng phải bảo đảm bền vững, an toàn và phù hợp với các quy định hiện hành.

h) Tầng hầm, tầng nửa hầm: Cao độ sàn tầng 1 đối với công trình có tầng hầm không vượt quá 1,5m so với cao độ vỉa hè. Dốc lên xuống ra vào tầng hầm, tầng nửa hầm phải đảm bảo độ dốc theo quy định và năm trong ranh giới

a) Các hệ thống kỹ thuật của công trình như máy lạnh, bể nước, bồn nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần được bố trí sao cho không nhìn thấy được từ các không gian công cộng.

b) Không được phép thiết kế, lắp đặt ống, mương xả nước trực tiếp ra vỉa hè và các tuyến đường công cộng; không được phép xây dựng và lắp đặt đường dốc, cánh cổng mở lấn ra vỉa hè công cộng.

c) Nước thải khu vệ sinh (xí, tiểu) phải được xử lý qua bể tự hoại, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đổ vào hệ thống cống chung theo quy định. Không thải nước bẩn chưa xử lý, đất, cát, betonite,... vào hệ thống thoát nước chung; phải đổ phế thải đúng nơi quy định. Không được gây tiếng ồn, xả khói và khí thải gây ảnh hưởng cho dân cư xunh quanh. Miệng xả khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố, nhà xung quanh.

Nguyên tắc quản lý thiết kế, xây dựng và cấp giấy phép xây dựng công trình áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012, tuân thủ quy hoạch chi tiết được phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan, đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Hình thức kiến trúc đơn giản, hiện đại; khuyến khích trồng nhiều cây xanh, bồn hoa để tăng diện tích xanh cho khu vực.

2. Khuyến khích sử dụng các màu sơn sáng cho công trình. Không sử dụng các gam màu nóng, màu có độ tương phản cao hoặc màu tối sẫm để làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.

3. Phải có biện pháp che chắn hoặc thiết kế bảo đảm mỹ quan của các thiết bị lắp đặt kèm theo như: Máy điều hòa, các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sân phơi quần áo,...

4. Nước thải khu vệ sinh (xí, tiểu) phải được xử lý qua bể tự hoại, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đổ vào hệ thống cống chung theo quy định. Không thải nước bẩn chưa xử lý, đất, cát, betonite hoặc chất thải khác vào hệ thống thoát nước chung. Miệng xả khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố, nhà xung quanh.

5. Đảm bảo mật độ xây dựng không vượt quá 40% khi thiết kế nhà ở cao tầng trong các khu đô thị mới. Đối với nhà ở cao tầng được xây dựng trên một lô đất trong các đô thị cũ thì mật độ xây dựng được xem xét theo điều kiện cụ thể của lô đất đó và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Khoảng lùi tối thiểu của nhà ở cao tầng với chỉ giới đường đỏ phải lớn hơn 6m.

7. Khoảng cách giữa các mặt nhà đối diện của hai nhà cao tầng độc lập phải đảm bảo điều kiện thông gió, chiếu sáng tự nhiên, an toàn khi có cháy và không được nhỏ hơn 25m.

8. Xây dựng bãi, khu đậu xe phải đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu.

9. Nghiêm cấm tự ý cơi nới, thay đổi mục đích sử dụng của ban công, lô gia.

10. Đối với công trình chung cư đơn lẻ, việc xem xét, đồng thuận cho xây dựng trong đô thị cần phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật và theo các tiêu chí sau:

a) Công trình phải đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp trong các khu vực của đô thị.

b) Cải tạo, chỉnh trang nâng cao điều kiện ở cho dân cư tại địa bàn, không tạo áp lực về mật độ dân cư, mật độ xây dựng cho khu vực.

c) Đảm bảo thuận lợi cho đời sống dân cư trên địa bàn.Việc thành lập chung cư đơn lẻ phải phù hợp yêu cầu về sức chịu tải các hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.

1. Mật độ xây dựng với biệt thự không vượt quá 65% diện tích đất. Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh chiếm 25% diện tích lô đất.

2. Mặt tiền chính phải lùi vào tối thiểu 3,0m so với chỉ giới đường đỏ. Các mặt bên phải lùi vào tối thiểu 2,0m so với ranh giới đất. Được phép vươn ban công tối đa 1,4m.

1/01/clip_image016.gif" width="636" />

Hình 3.1. Minh họa quy định về khoảng lùi tối thiểu của công trình biệt thự

3. Số tầng nhà và chiều cao công trình: Số tầng nhà không vượt quá 3 tầng, không kể tầng lửng, tầng hầm hoặc tầng bán hầm. Chiều cao công trình không vượt quá 16m, chiều cao chuẩn tại chi giới xây dựng không vượt quá 13m.

1/01/clip_image018.gif" width="596" />

Hình 3.2: Minh họa quy định về số tầng nhà và chiều cao công trình

4. Tầng hầm: Cao độ sàn tầng 1 đối với công trình có tầng hầm không vượt quá 1,4m so với cao độ vỉa hè.

5. Các công trình phụ như nhà xe, nhà kho… có chiều cao tối đa 2,6m thì có thể xây dựng sát chỉ giới đường đỏ.

Điều 24. Công trình kiến trúc nhà ở tại làng, xóm ngoại ô, nông thôn

1. Mật độ xây dựng không quá 40% diện tích đất. Đối với nhà ở hiện hữu cần cải tạo, chỉnh trang nâng cấp đồng thời cần bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống có sân vườn.

2. Đối với nhà ở xây dựng mới cần có thiết kế theo hướng văn minh nhưng không tăng mật độ xây dựng.

3. Tầng cao tối đa 4 tầng (tương đương 16m).

4. Chiều cao tầng 1: 3,9m, tầng 2 trở lên 3,6m.

5. Hạn chế tối đa việc chia nhỏ thửa đất có diện tích ≤ 200m2.

ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC KHÁC

Điều 25. Công trình kiến trúc đặc thù

UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định hệ thống công trình đặc thù theo từng loại, quy hoạch hệ thống công trình đặc thù có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo phù hợp. Nghiêm cấm xây dựng công trình lấn chiếm không gian, cản trở tầm nhìn tới công trình đặc thù.

1. Đối với công trình văn hóa, kiến trúc

a) Lập hồ sơ quản lý với từng loại công trình, thực hiện quy hoạch hệ thống các điểm công trình văn hóa đảm bảo bán kính phục vụ đáp ứng nhu cầu văn hóa thông tin của người dân đô thị.

b) Cải tạo chỉnh trang, nâng cấp công trình với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ và bền vững.

c) Công trình xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành và hài hòa với cảnh quan của khu vực.

2. Đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng

a) Gìn giữ nguyên trạng các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng hiện có.

b) Các công trình xây dựng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành và hài hòa với cảnh quan của khu vực.

c) Tu bổ, cải tạo, sửa chữa nhằm đảo bảo các công trình kiến trúc bền vững, an toàn và đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn có của công trình.

d) Nghiêm cấm mọi thay đổi về mục đích, phạm vi đất đai vốn có của bản thân công trình tôn giáo.

3. Đối với công trình tượng đài, kỷ niệm

a) Giữ gìn những công trình tượng đài, công trình kỉ niệm hiện trạng với nguyên dạng ban đầu cùng với cảnh quan khu vực.

b) Những công trình xây dựng mới đảm bảo phù hợp về văn hóa, lịch sử địa phương.

c) Có kế hoạch chỉnh trang, nâng cấp công trình tượng đài và cảnh quan xung quanh khu vực tượng đài.

d) Khuyến khích tổ chức các sự kiện tại khu vực tượng đài, tuy nhiên cần phải có sự xin phép bằng văn bản.

đ) Nghiêm cấm quảng cáo, công trình xây dựng lấn chiếm không gian công trình.

Điều 26. Đối với các công trình khác

a) Các công trình xây dựng mới tùy theo yêu cầu, quy mô, tính chất của công trình mà thiết kế, xây dựng hài hòa với cảnh quan khu vực thỏa mãn các yêu cầu theo quy hoạch.

b) Tuân thủ các quy định về chủ đề, vị trí, quy mô theo quy hoạch và các quy hoạch chi tiết liên quan khác.

c) Xác định phạm vi đất đai đối với công trình này.

QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Điều 27. Công trình giao thông đô thị

a) Trên từng tuyến đường giao thông của đô thị phải bố trí đầy đủ các biển báo, chỉ dẫn, tên đường lộ giới, hướng lưu thông, vạch sơn, tim đường, phân làn đường dành cho người đi bộ qua đường và bố trí hệ thống đèn tín hiệu, đảo giao thông để điều tiết giao thông tại các giao lộ có mật độ giao thông cao, dễ gây xung đột. Biển báo, hệ thống đèn tín hiệu được lắp đặt đầy đủ tại vị trí phù hợp để người tham gia giao thông dễ nhận biết, đảm bảo tiện dụng và mỹ quan cho đường phố, quy cách biển theo đúng quy định.

b) Các tuyến đường giao thông xây dựng mới phải thiết kế cống hộp kỹ thuật chạy dưới lòng vỉa hè theo quy định để phục vụ lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tuyến của đô thị.

c) Việc thi công lắp đặt các công trình ngầm trong đường vỉa hè, phải được cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành của pháp luật (trừ trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng), đồng thời phải có biện pháp thi công bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và hoàn trả mặt đường, vỉa hè đúng nguyên trạng ban đầu.

d) Trên bề mặt vỉa hè trồng cây xanh, bố trí hệ thống cấp điện, cấp thông tin, lắp đặt các bảng chỉ dẫn. Phần ngầm vỉa hè là hệ thống công trình cấp, thoát nước, đường ống kỹ thuật, việc xây dựng công trình trên vỉa hè phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cao độ mặt vỉa hè cao hơn cao độ mặt đường trung bình khoảng 15 cm đến 25 cm, tiếp giáp mặt đường và vỉa hè là bo vỉa hoặc đường dốc ≤ 30%, mặt vỉa hè sử dụng các vật liệu phù hợp đảm bảo chống trơn trượt đúng tiêu chuẩn quy định. Xung quanh các gốc cây xanh được xây bo chiều cao tối đa ≤ 0,3m so với mặt vỉa hè.

đ) Trên vỉa hè, lòng đường, nghiêm cấm xây dựng bục bệ, xây dựng công trình tạm, lắp dựng biển quảng cáo, che chắn, dựng lều quán, bày bán hàng hóa, làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng giao thông và mỹ quan đô thị.

e) Việc sử dụng tạm vỉa hè để phục vụ xây dựng công trình, việc cưới, việc tang theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền nhưng phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đường phố.

g) Bảng hiệu, quảng cáo, pa-nô tuyên truyền: Việc quảng cáo tuyên truyền bằng hình thức pa-nô, băng-rôn trên các dải phân cách, vỉa hè các đường phố, đảm bảo tuân thủ theo Luật Quảng cáo và các quy định hiện hánh khác của pháp luật.

a) Bố trí đầy đủ biển báo chỉ dẫn, phao dẫn luồng theo đúng quy định tại vị trí dễ quan sát, nhận biết để tàu thuyền được lưu thông dễ dàng, neo đậu đúng theo chỉ dẫn.

b) Nghiêm cấm việc đóng đáy, dùng ngư cụ, xung điện, hóa chất độc hại để khai thác thuỷ hải sản gây cản trở giao thông, ảnh hưởng môi trường sinh thái trên tuyến giao thông.

Điều 28. Công trình cung cấp năng lượng, chiếu sáng đô thị

1. Cung cấp điện bao gồm: Trạm biến áp, trụ đỡ, đường dây phục vụ tốt nhất nhu cầu chiếu sáng đô thị, sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư thành phố. Các công trình xây dựng, cây xanh đường phố phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định đối với hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện, trạm biến áp.

2. Chiếu sáng đô thị bao gồm: Chiếu sáng các đường giao thông, đường hẻm trong khu dân cư, các nút giao thông, quảng trường, vườn hoa công viên, khu vui chơi công cộng, chợ trung tâm, siêu thị, các công trình đặc biệt và trang trí.

a) Hệ thống chiếu sáng được thiết kế xây dựng, lắp đặt phù hợp với quy mô, tính chất công trình, khu vực cần chiếu sáng, đồng bộ với công trình hạ tầng khác, đảm bảo tăng mỹ quan chung cho thành phố, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chiếu sáng phù hợp quy chuẩn xây dựng hiện hành và tiết kiệm năng lượng.

b) Hệ thống chiếu sáng tượng đài, đài kỷ niệm, công trình đặc biệt phải được thiết kế và thẩm định chuyên môn về thẩm mỹ kiến trúc, nghệ thuật chiếu sáng của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành có liên quan.

3. Trạm cung cấp xăng dầu phải được xây dựng phù hợp quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các quy định chuyên ngành hiện hành, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và mỹ quan đô thị.

4. Trạm phân phối khí đốt phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu với khu dân cư theo quy định. Trong khu vực nội thị không cấp phép xây dựng các trạm phân phối khí đốt hoặc làm kho trung chuyển khí đốt.

Điều 29. Công trình thông tin - viễn thông

1. Cột ăng-ten thu, phát sóng của các tổ chức, doanh nghiệp phải được xây dựng, lắp đặt phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành được duyệt, đảm bảo khoảng cách an toàn, mỹ quan theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng, lắp đặt các công trình cột ăng-ten, trạm thu phát sóng nhằm mục đích thương mại phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp. Không lắp đặt các ăng-ten thu phát sóng trên các đường phố chính, khu vực bảo tồn, các khu vực công cộng như chợ, trường học, bệnh viện, trên mái nhà, sân thượng các công trình nhà ở và công trình công cộng khác.

2. Đường dây điện thoại, dây thông tin, truyền hình cáp, internet trên không, mỗi loại dây phải tập hợp thành tổ hợp dây được lắp đặt trên các trụ đỡ đảm bảo độ thẳng, khoảng cách các loại dây dẫn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành.

3. Các công trình viễn thông công cộng, hộp kỹ thuật thông tin, thùng thư, trạm điện thoại công cộng được lắp đặt trên vỉa hè, đường phố phải được bố trí theo quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt, phù hợp với kích thước hè phố, có kiểu dáng đẹp, màu sắc hài hoà, dễ sử dụng, không cản trở, người đi bộ, lối ra vào nhà ở, văn phòng làm việc, cơ sở dịch vụ thương mại, đảm bảo tầm nhìn được thông suốt.

Điều 30. Công trình cấp - thoát nước

1. Cấp nước phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu sau:

a) Nước phục vụ sinh hoạt cho người dân thành phố, các công trình công cộng, dịch vụ - thương mại, tưới cây, rửa đường, dùng cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp tập trung và nước dùng cho chữa cháy.

b) Công trình cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật, áp lực, chất lượng nước theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để đảm bảo sức khoẻ con người, hạn chế rò rỉ thất thoát nước.

2. Thoát nước là hệ thống cống ngầm, mương xây đậy đan và các hố ga thu nước bằng bê tông cốt thép, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật có cao trình và độ dốc phù hợp, đáp ứng nhu cầu thoát nước cho các khu vực nội thị và ngoại thị.

3. Nước thải khu công nghiệp, bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung phải được xử lý đạt theo chuẩn quy định trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước của thành phố hoặc thải trực tiếp ra môi trường.

Điều 31. Bảo trì, duy tu, bảo dưỡng và đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật

1. Các đơn vị, tổ chức được giao quản lý vận hành khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện công tác bảo trì, duy tu, bảo dưỡng đúng quy định, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật luôn được vận hành liên tục, thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân trong thành phố.

2. Việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Vị trí đấu nối kỹ thuật phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch chuyên ngành được duyệt, trường hợp công trình chưa được xác định trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thì phải có văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng có thẩm quyền.

b) Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy định phù hợp nhu cầu sử dụng của từng công trình, đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị khác.

c) Khi thực hiện đấu nối công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo về kế hoạch và tiến độ thi công đấu nối công trình đến cơ quan, đơn vị thoả thuận để giám sát và phối hợp thực hiện.

d) Nghiêm cấm thực hiện việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật không theo quy hoạch được duyệt, không có giấy phép xây dựng.

3. Các đơn vị, tổ chức được giao quản lý vận hành khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, kịp thời khắc phục các sự cố xảy ra đối với công trình, đảm bảo công trình luôn được vận hành an toàn.

1. Nghĩa trang trên địa bàn thành phố xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, quy hoạch chung xây dựng đô thị được duyệt; đảm bảo khoảng cách ly an toàn môi trường, hài hoà không gian kiến trúc cảnh quan khu vực, phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, đáp ứng đầy đủ các hình thức táng bao gồm: Mai táng, hoả táng và các hình thức táng khác, phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và nếp sống văn minh hiện đại.

2. Việc hung táng, hỏa táng, cát táng phải được thực hiện trong các nghĩa trang; phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Nghiêm cấm việc xây dựng nghĩa trang không theo quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép hoặc sai phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Hội đồng Quy hoạch - Kiến trúc tỉnh Ninh Bình theo quy định.

b) Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế cho các phòng Quản lý đô thị của thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và các phòng Công thương của các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động lập quy hoạch, thiết kế kiến trúc và quản lý xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

c) Giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Ninh Bình; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo trong phạm vi quyền hạn quản lý nhà nước của mình theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND tỉnh.

d) Theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Quy chế; tham mưu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết.

a) Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc thực hiện Quy chế này. Thực hiện việc quản lý công trình giao thông của đô thị theo phân cấp. Thỏa thuận quảng cáo trên phương tiện giao thông, nhà chờ xe buýt; thỏa thuận vị trí xây dựng công trình chờ xe buýt, điểm đỗ xe đón khách và các công trình giao thông vận tải khác có liên quan.

b) Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân trong việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ kết cấu đường bộ; hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy.

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan, căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư (trong kế hoạch trung hạn và hàng năm) cho các công trình cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu, các dự án xây dựng công trình công cộng phục vụ cộng đồng dân cư (như vườn hoa, công viên cây xanh, bãi đỗ xe tĩnh, sân chơi cho thanh thiếu niên, các dự án cải tạo, di dời nguồn ô nhiễm...).

b) Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình đối với những công trình thuộc diện khuyến khích đầu tư và được hưởng ưu đãi quy định tại Quy chế này theo quy định của pháp luật.

c) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với những công trình thuộc diện khuyến khích đầu tư và được hưởng ưu đãi quy định tại Quy chế này theo quy định của pháp luật.

d) Phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này.

4. UBND thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô trên cơ sở nội dung các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được duyệt, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các công việc sau:

a) Công bố đầy đủ, công khai, rộng rãi Quy chế này tại trụ sở UBND các phường, xã, thị trấn và trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, nhân dân biết và thực hiện.

b) Ưu tiên bố trí vốn ngân sách địa phương để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đối các khu vực theo quy định tại Quy chế này và các khu vực khác; xây dựng đô thị văn minh, sạch, đẹp đáp ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư và khách du lịch theo định hướng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình.

c) Lập kế hoạch cụ thể hàng năm để di dời hoặc chuyển đổi chức năng sử dụng các công trình công nghiệp, nhà xưởng sản xuất đang tồn tại có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chủ trì, lập quy chế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xem xét, cho phép sử dụng công trình kiến trúc vào các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ... (công trình công cộng tập trung đông người) theo đúng quy định hiện hành.

d) Căn cứ các quy định của Nhà nước, của tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi khuyến khích đầu tư, chính sách xã hội hóa đầu tư đối với các công trình trên địa bàn thuộc diện khuyến khích đầu tư tại Quy chế này để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo đúng quy hoạch được duyệt.

đ) Bố trí vôn ngân sách địa phương hàng năm để tổ chức cắm mốc các tuyến đường theo Quy hoạch được duyệt làm cơ sở quản lý việc xây dựng công trình.

e) Rà soát và lập điều chỉnh các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt trước đây nhưng không còn phù hợp với của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung hoặc nội dung phê duyệt chưa đầy đủ các tiêu chí đảm bảo cho việc quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng.

g) Quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng các công trình kiến trúc theo đúng quy hoạch được duyệt. Đối với các khu đô thị mới, quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, phải kết nối được với mạng lưới hạ tầng chung của đô thị và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

h) Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà đầu tư và nhân dân tham gia xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch.

i) Quản lý chỉ giới, cao độ quy hoạch theo thẩm quyền. Giải quyết các thủ tục hành chính về quy hoạch kiến trúc theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

k) Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và chỉ đạo việc thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho các phòng, ban và UBND xã, phường, thị trấn trực thuộc.

l) Thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm các quy định tại Quy chế này.

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.

Điều 34. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Các chủ sở hữu, chủ đầu tư và chủ sử dụng công trình, các đơn vị tư vấn và thi công xây dựng, các tổ chức có liên quan và cộng đồng dân cư có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 35. Kiểm tra, thanh tra, báo cáo và xử lý vi phạm

1. Thanh tra xây dựng các cấp có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện Quy chế này; kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo mức độ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1. Các cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt Quy chế này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Các nhà đầu tư, các đơn vị tư vấn và thi công thực hiện tốt Quy chế này được khen thưởng theo quy định của pháp luật và được tạo điều kiện thuận lợi đầu tư và hành nghề trên địa bàn.

3. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng, quy hoạch kiến trúc, đất đai và chính quyền địa phương các cấp tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả việc quản lý đầu tư xây dựng theo Quy chế này thì được xét thi đua khen thưởng hàng năm theo quy định./.

Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 vừa được Bộ Công thương công bố, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 336,310 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.

10 địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu gồm: TP. HCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ.

TP. HCM vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước, với xuất khẩu đạt 44,902 tỷ USD. Bắc Ninh bám sát nút sau TP. HCM với 44,85 tỷ USD.

Hà Nội đứng ở vị trí thứ 8 (tụt 1 bậc so với năm 2020, xếp sau Bắc Giang), đạt 15,5 tỷ USD.

TP. HCM và Hà Nội, dù vẫn là những thành phố có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, nhưng tỷ trọng tăng trưởng không cao bởi trong năm qua đây là 2 trong số những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid-19.

Năm 2021 có thể nói là năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Sự xuất hiện biến thể mới có tốc độ lây lan nhanh khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, giai đoạn tháng 8-9 có thể coi là đỉnh dịch với số lượng ca nhiễm lớn, các biện pháp chống dịch phải thực hiện ở mức cao nhất. Đợt dịch lây lan diện rộng ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp của cả nước như TP. HCM , Bình Dương, Đồng Nai,... khiến các doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ làm ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu.

Song, nước ta đã đạt được bước tiến nhanh trong công tác tiêm chủng. Đến cuối tháng 12/2021, Việt Nam đã tiêm chủng chạm mốc 150 triệu liều vaccine, nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ, các Bộ, ngành đã nỗ lực xây dựng các giải pháp ứng phó với những tình huống chống dịch ở mức cao nhất, thực hiện “mục tiêu kép” - đảm bảo tăng trưởng trong khi giữ được hiệu quả của công tác phòng chống dịch theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến chỉ đạo công tác đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngay từ đầu quý II, khi đợt dịch Covid-19 lần này còn chưa diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng Đề án Phát triển xuất nhập khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022. Chính phủ sau đó đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 để các Bộ, ngành, địa phương cùng triển khai thực hiện.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam đã thích ứng nhanh, linh hoạt trong đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, tận dụng đà phục hồi của các thị trường trọng điểm. Doanh nghiệp khai thác tương đối hiệu quả các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA mang lại để tăng trưởng xuất khẩu. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu cũng đã nhanh chóng được phục hồi trong quý IV, góp phần tăng trưởng mạnh mẽ xuất khẩu, đưa cán cân thương mại từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu.

Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5%.