"Biến căng đét" nhất hôm nay chính là drama chưa có hồi kết của "bùng binh" Nam Em - VJ Quốc Bảo và vợ cũ Bảo Trân. Bắt nguồn từ màn chạm trán của Bảo Trân với Nam Em tại thảm đỏ 1 chương trình, dân tình mới vỡ lẽ ra câu chuyện phía sau. Hoá ra, Bảo Trân và Quốc Bảo từng có con chung và Nam Em bị cho là đã đã chen chân vào giữa 2 người kia.
Ai là Người phát ngôn Bộ Quốc phòng?
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 183/2017/TT-BQP gồm:
- Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Quốc phòng).
Trường hợp Cục trưởng Cục Tuyên huấn không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
- Trong trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các tổng cục, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo lĩnh vực đảm nhiệm.
Như vậy, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng là Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí.
Trường hợp Cục trưởng Cục Tuyên huấn không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Hiện nay, Trung tướng Nguyễn Văn Đức (Cục trưởng Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị) là Người phát ngôn Bộ Quốc phòng.
Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng
Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng theo Điều 6 Thông tư 183/2017/TT-BQP như sau:
- Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, gồm:
+ Quan điểm, lập trường, chính sách quốc phòng của Việt Nam;
+ Tình hình và kết quả hoạt động quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng;
+ Thông tin về vụ việc cụ thể liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc phạm vi quản lý và thẩm quyền cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng hoặc của cơ quan, đơn vị.
- Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí phải đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự và quy định của pháp luật có liên quan.
Các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng
Các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng theo Điều 5 Thông tư 183/2017/TT-BQP như sau:
- Tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, đơn vị.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức khi cần thiết.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
Quy định về ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng
Quy định về ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng theo Điều 4 Thông tư 183/2017/TT-BQP như sau:
- Việc ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí quy định tại Thông tư 183/2017/TT-BQP thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
- Khi thực hiện ủy quyền, văn bản ủy quyền, họ tên, chức vụ, số điện thoại và hộp thư điện tử của người được ủy quyền phát ngôn phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có) trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
- Người được ủy quyền phát ngôn không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Sự hỗ trợ của Mỹ đối với những kẻ khủng bố là trở ngại chính cho việc đập tan nhóm khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov mới đây tuyên bố.
TPO - Ngày 17/5, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo giới thiệu dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng - Trung tướng Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh cần có một đạo luật đáp ứng được yêu cầu khi có tình huống xảy ra.
Chủ trì họp báo, Trung tướng Nguyễn Văn Đức - Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) khẳng định, việc xây dựng, quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, được quan tâm triển khai trong những năm qua. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội để có những công trình quốc phòng, khu quân sự đáp ứng được yêu cầu khi có tình huống xảy ra.
Theo Trung tướng Nguyễn Văn Đức, trước đây, công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được triển khai thực hiện theo Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Tuy nhiên, trước tình hình mới, cần thiết phải nâng cấp Pháp lệnh để có một đạo luật nhằm triển khai công tác này hiệu quả hơn.
Nêu một số thông tin cơ bản về Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, người đồng chủ trì họp báo là Thiếu tướng Lưu Quang Vụ - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) cho biết, dự án Luật gồm 6 chương, 34 điều.
Dự án Luật được xây dựng dựa trên 4 nhóm chính sách: Hoàn thiện quy định về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự và nội dung quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; chế độ quản lý, bảo vệ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn, vành đai an toàn kho đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự của các công trình quốc phòng và khu quân sự. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng, phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự; chính sách đối với địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và địa bàn khu vực bị ảnh hưởng do yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Về nội dung quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự, dự án luật đề cập đến việc lập hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự; sử dụng, bảo quản, bảo trì công trình quốc phòng và khu quân sự; phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự; thống kê, kiểm kê công trình quốc phòng và khu quân sự; tổ chức quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự.
Đối với nội dung bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, dự án luật đề cập đến việc xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; chế độ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn kho, đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự; xử lý công trình, vật kiến trúc, quản lý sử dụng đất, mặt nước trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự thuộc Bộ Quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thuộc Bộ Công an phối hợp tham gia bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thuộc cơ quan, tổ chức, địa phương được giao bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn.
Dự án luật cũng xây dựng điều khoản quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và chế độ, chính sách, kinh phí bảo đảm trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quản lý Nhà nước trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Quá trình xây dựng dự án luật, Thiếu tướng Lưu Quang Vụ cho biết, Bộ Quốc phòng đã lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật, báo cáo và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết ngày 13/6/2022.
Bộ Quốc phòng cũng đã tổ chức khảo sát, hội thảo tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lấy ý kiến tham gia của 48 bộ, ngành, địa phương; xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân trong và ngoài nước đối với dự án luật.
Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, theo kết quả thẩm tra dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ.
Đồng thời cho rằng, việc ban hành luật là nhằm tiếp tục cụ thể hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ Tổ quốc, quân sự, quốc phòng; khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập sau hơn 28 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo luật với pháp luật có liên quan; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi để hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có hiệu quả, hiệu lực...
Theo kế hoạch, Quốc hội khóa XV sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6.