Các cửa khẩu Trung Quốc mở cửa trở lại sau 3 năm tạm đóng
Cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc
Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh qua biên giới. Dưới đây là danh sách cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc mà SUTECH tổng hợp được.
Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy – Hà Giang
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang kết hợp với cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo, Trung Quốc. Các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa diễn ra sôi động, một số mặt hàng giao thương thường thấy như: gỗ ván bóc, hoa quả, tinh bột sắc, chè, kim loại.
Nhìn chung chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy đạt 35,9 triệu USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 22,5 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,4 triệu USD.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương với cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tính đến tháng 10/2023 có đến 556 doanh nghiệp đang tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai. Kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023 đến ngày 30/09 đạt 417,9 triệu USD. Riêng mặt hàng nông sản do Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 220 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ 2022.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: thanh long, chuối, dưa hấu, gỗ ván bóc, sắn khô, đặc biệt đầu năm có xuất khẩu thêm sầu riêng. Có thể thấy đây là một trong những cửa khẩu quốc tế có hoạt động giao thương sôi động nhất. Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 300-400 phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, trong đó có 100-130 phương tiện Việt Nam.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Quảng Ninh
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu thuộc địa phận phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thông thương sang cửa khẩu quốc tế Đông Hưng, Trung Quốc.
Hoạt động trao đổi hàng hóa tại hai cửa khẩu này rất sôi động, một số mặt hàng hoa quả nông sản có lượng hàng xuất khẩu đạt tới gần 22.000 tấn. Xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh có đến 36.516 tấn và xuất khẩu tôm, cua, cá sống có đến 15.978 tấn. Tính tới hết ngày 13/7/2023, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đạt khoảng gần 870.000 tấn.
Các cửa khẩu phụ giữa Việt Nam và Trung Quốc
Ngoài cửa khẩu quốc tế, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc còn có cửa khẩu phụ và lối mở biên. Theo dõi nội dung dưới đây để biết chi tiết.
Tại Quảng Ninh ngoài cửa khẩu quốc tế Móng Cái còn có cửa khẩu phụ và các lối mở là cửa khẩu Hoành Mô và lối mở Bắc Phong Sinh.
Cửa khẩu Hoành Mô thông thương sang cửa khẩu Động Trung ở thành phố cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, với diện tích tổng cộng là 14.236 ha. Cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Mô là một điểm giao thương sôi động giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các mặt hàng giao thương qua cửa khẩu chủ yếu là hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản và nhập khẩu các mặt hàng như vải may mặc, đồ gỗ nội thất.
Là cửa khẩu kinh tế nằm ở bản Mốc 13, có diện tích khoảng 12ha, thông thương với lối mở Lý Hỏa, thuộc cặp cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung. Cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và thương mại của khu vực. Nơi đây, như một điểm kết nối và trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Nam Trung Quốc.
Phục vụ giao thương hàng hóa tại tỉnh Lào Cai còn có cửa khẩu Kim Thành, cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát) và cửa khẩu Mường Khương. Các cửa khẩu này đều được mở rộng, nâng cấp phục vụ hoạt động trao đổi hàng hóa.
Tại cửa khẩu Kim Thành nhiều hoạt động xuất khẩu được diễn ra, tính riêng trong tháng 5/2023, đã có 192 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Có đến 2.346 tờ khai xuất nhập khẩu được mở với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 60 triệu USD. Một số mặt hàng giao thương chính là nông sản, ván bóc, lạc, cà phê, bánh kẹo, giày dép…
Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Ba Sa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bằng phà qua sông Hồng. Vì giao thương bằng phà nên giao thông chưa thuận lợi, nên hàng hóa trao đổi chủ yếu là hàng nông sản. Việc xuất nhập khẩu tùy theo mùa vụ và đôi xảy ra lúc ùn ứ vì nhu cầu của hai bên không khớp nhau.
Cửa khẩu diễn ra nhiều hoạt động xuất nhập cảnh và trao đổi hàng hóa. Đặc biệt là từ sau dịch Covid hoạt động giao thương đã trở nên nhộn nhịp hơn.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngoài cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hiện có 5 cửa khẩu đang thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa là cửa khẩu Quốc tế Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu song phương Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu phụ Cốc Nam và cửa khẩu phụ Na Hình. Vào vụ thu hoạch lượng xe chở nông sản xuất khẩu về khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn tăng lên khá nhiều.
Tại cửa khẩu Chi Ma các mặt hàng xuất khẩu qua đây chủ yếu là hạt tiêu, hạt sen, tinh bột sắn, gỗ ván bóc, cá đông lạnh… Tại thời điểm đầu tháng 4/2023, trung bình mỗi ngày tại cửa khẩu song phương Chi Ma có từ 60-80 phương tiện hàng hóa được thông quan xuất nhập khẩu.
là cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản như dưa hấu, xoài, mít… trung bình mỗi ngày có từ 200 đến 250 xe hàng được xuất khẩu qua biên giới. Cửa khẩu Cốc Nam là cửa khẩu tại vùng đất bản Cốc Nam xã Tân Mỹ. Sau thời gian dừng dịch Covid đến nay cửa khẩu đã hoạt động trở lại, các mặt hàng giao thương qua cửa khẩu chủ yếu thủy sản tươi sống.
Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Ái Kéo Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thông thương hàng hóa giữa hai nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, trong đó mặt hàng tinh bột sắn là chủ lực. Hiện tại, hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Na Hình – Kéo Ái đạt khoảng từ 80 -100 xe hàng/ngày.
Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong năm 2022 lô hàng thử nghiệm vải Lục Ngạn (Bắc Giang) được vận chuyển bằng đường sắt sang thị trường Trung Quốc.
Hà Giang với gần 300km đường biên giới với Trung Quốc, do đó nhu cầu đi lại và thông thương hàng hóa giữa người dân hai nước là cực kì lớn. Hiện tại, Hà Giang có 5 cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Trung Quốc là cửa khẩu Phó Bảng, Cửa khẩu Săm Pun, Cửa khẩu Xin Mần, cửa khẩu Bạch Đích và một cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán, đây là lối mở cho cư dân biên giới hai bên giao lưu thăm thân và trao đổi hàng hóa tại huyện Đồng Văn.
Là cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc phục vụ cho hoạt động giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại tỉnh Hà Giang.
Hai cửa khẩu này chủ yếu phục vụ hoạt động kinh tế mậu biên. Cửa khẩu thường nhộn nhịp đông đúc với hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc tỉnh Lại Châu thông thương với cửa khẩu Trung Quốc là Kim Thủy Hà thuộc huyện Vân Nam. Cửa khẩu là trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc. Với vai trò quan trọng như vậy vào năm 2020 Chính phủ đã phê duyệt nâng cấp cặp cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng (Việt Nam) – Kim Thuỷ Hà (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế.
Trên đây là danh sách cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc đầy đủ nhất mà SUTECH tổng hợp được. Hy vọng, với thông tin này, quý doanh nghiệp có thể lựa chọn được cửa khẩu phù hợp nhất để xuất khẩu sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng chưa biết thủ tục đăng ký, vui lòng liên hệ SUTECH để được tư vấn hỗ trợ.
Khoảng 20.400 trường mầm non đã đóng cửa tại Trung Quốc trong 2 năm qua, chủ yếu là do tỷ lệ sinh giảm của quốc gia này, theo số liệu do trang Yicai Global điều tra.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, nước này có 274.400 trường mầm non vào năm 2023, so với 289.200 trường năm 2022 và 294.800 trường vào năm 2021.
Việc đóng cửa nhiều trường mầm non có liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm tỷ lệ sinh tại Trung Quốc. Cụ thể, 9 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra vào năm 2023, giảm so với mức 9,6 triệu của năm 2022, 10,6 triệu vào năm 2021, 12 triệu vào năm 2020, 14,7 triệu vào năm 2019 và 15,2 triệu vào năm 2018.
Các trường mầm non ở vùng nông thôn và các khu vực có dòng di cư bị ảnh hưởng nhiều nhất từ hệ lụy của cuộc khủng hoảng dân số.
Ông Ding Changfa - Giáo sư kinh tế thỉnh giảng tại Đại học Hạ Môn - cho biết: "Hầu hết các trường mẫu giáo công lập ở khu vực thành thị ít bị ảnh hưởng hơn các trường tư thục nhờ điều kiện giáo dục tốt hơn".
Theo thời gian, sự suy giảm này được cho là sẽ ảnh hưởng đến các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sau đó là các trường cao đẳng.
"Sẽ cần ít nhất khoảng 92.800 trường tiểu học vào năm 2035, giảm so với mức 144.200 vào năm 2020", ông Qiao Jinzhong - Giáo sư tại Khoa Giáo dục của Đại học Sư phạm Bắc Kinh - dự đoán dựa trên một mô hình do nhóm của ông phát triển. Theo đó, nhu cầu đối với các trường trung học cơ sở sẽ giảm 3.800 xuống còn 47.900. Bên cạnh đó là tình trạng dư thừa khoảng 1,5 triệu giáo viên tiểu học và 370.000 giáo viên trung học cơ sở vào năm 2035.
Việc giảm mạnh số lượng trường mẫu giáo tại nước này cũng làm mất đi 170.000 việc làm của các giáo viên mầm non toàn thời gian.
Theo Nikkei Asia, thực trạng này còn kéo theo học phí của các học sinh ở cấp học tăng theo.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang tìm cách đảo ngược tình trạng tỷ lệ sinh giảm, bao gồm các sáng kiến tiềm năng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cặp đôi kết hôn và khó ly hôn hơn, đồng thời cải thiện các chính sách hỗ trợ và giảm chi phí sinh nở, nuôi dạy trẻ em và giáo dục.
Khoảng 20.400 trường mầm non đã đóng cửa tại Trung Quốc trong 2 năm qua, chủ yếu là do tỷ lệ sinh giảm của quốc gia này, theo số liệu do trang Yicai Global điều tra.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, nước này có 274.400 trường mầm non vào năm 2023, so với 289.200 trường năm 2022 và 294.800 trường vào năm 2021.
Việc đóng cửa nhiều trường mầm non có liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm tỷ lệ sinh tại Trung Quốc. Cụ thể, 9 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra vào năm 2023, giảm so với mức 9,6 triệu của năm 2022, 10,6 triệu vào năm 2021, 12 triệu vào năm 2020, 14,7 triệu vào năm 2019 và 15,2 triệu vào năm 2018.
Các trường mầm non ở vùng nông thôn và các khu vực có dòng di cư bị ảnh hưởng nhiều nhất từ hệ lụy của cuộc khủng hoảng dân số.
Ông Ding Changfa - Giáo sư kinh tế thỉnh giảng tại Đại học Hạ Môn - cho biết: "Hầu hết các trường mẫu giáo công lập ở khu vực thành thị ít bị ảnh hưởng hơn các trường tư thục nhờ điều kiện giáo dục tốt hơn".
Theo thời gian, sự suy giảm này được cho là sẽ ảnh hưởng đến các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sau đó là các trường cao đẳng.
"Sẽ cần ít nhất khoảng 92.800 trường tiểu học vào năm 2035, giảm so với mức 144.200 vào năm 2020", ông Qiao Jinzhong - Giáo sư tại Khoa Giáo dục của Đại học Sư phạm Bắc Kinh - dự đoán dựa trên một mô hình do nhóm của ông phát triển. Theo đó, nhu cầu đối với các trường trung học cơ sở sẽ giảm 3.800 xuống còn 47.900. Bên cạnh đó là tình trạng dư thừa khoảng 1,5 triệu giáo viên tiểu học và 370.000 giáo viên trung học cơ sở vào năm 2035.
Việc giảm mạnh số lượng trường mẫu giáo tại nước này cũng làm mất đi 170.000 việc làm của các giáo viên mầm non toàn thời gian.
Theo Nikkei Asia, thực trạng này còn kéo theo học phí của các học sinh ở cấp học tăng theo.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang tìm cách đảo ngược tình trạng tỷ lệ sinh giảm, bao gồm các sáng kiến tiềm năng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cặp đôi kết hôn và khó ly hôn hơn, đồng thời cải thiện các chính sách hỗ trợ và giảm chi phí sinh nở, nuôi dạy trẻ em và giáo dục.