Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Ở Nghệ An

Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Ở Nghệ An

Tuy Sơn Tây không phải là một thành phố phát triển quá sầm uất, tuy nhiên nơi đây vẫn vô cùng thu hút khách du lịch bởi những giá trị lịch sử văn hóa mà nó mang lại. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về một số điểm tham quan thu hút khách du lịch tại Sơn Tây Trung Quốc cũng như một vài món ngon đặc sắc tại đây nhé!

Điều kiện đặc biệt để phát triển bản thân

Sau khi hoàn thành các học phần điều kiện, sinh viên có cơ hội tham gia vào nhiều khóa thực tập tốt nghiệp, hoặc được giới thiệu đến một số công ty thiết kế trong nước cũng như tham gia vào một số dự án nâng cao nghiệp vụ. Đây là những nấc thang đầu tiên giúp sinh viên chuẩn bị hành trang vững vàng để bước vào cuộc hành trình sự nghiệp của bản thân trong tương lai.

Cảm hứng nghệ thuật “trào dâng”

Không phải ngẫu nhiên mà Ý được mệnh danh là xứ sở của những điều lãng mạn. Ý chính là sự giao hòa hòa của những cảnh đẹp thơ mộng và các tác phẩm kiến trúc, nghệ thuật có thể tìm thấy ở bất cứ cung đường nào. Đế chế hùng vĩ một thời Roma được mệnh danh là “Hollywood trên dòng Tevere”, Thánh địa của tình yêu Venice, vùng đất Cinque Terre đẹp như từ cổ tích bước ra,… tất cả đều khiến khách du lịch phải bất ngờ. Là nơi tọa lạc của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới và cất giữ những tinh hoa trong văn hóa phục hưng, Ý là nơi thích hợp để sinh viên vừa trải nghiệm nét đẹp cuộc sống Ý, vừa thúc đẩy trí tưởng tượng của mình thông qua cảm hứng nghệ thuật có thể tìm thấy ở bất cứ đâu.

Ý đồng thời là điểm khởi đầu của nhiều dòng chảy nghệ thuật và tri thức phát triển ra khắp Châu Âu và thế giới, như phong trào Phục hưng và chủ nghĩa Baroque. Bên cạnh đó, thiết kế Ý lại cất giữ rất nhiều nền văn minh truyền thống. Chính sự đan xen hài hòa giữa nghệ thuật và kinh tế, giữa cái đẹp và công năng, nghệ thuật Ý được ví như một bản nhạc ngẫu hứng chứa đựng nhiều bất ngờ và dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực thiết kế: thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, thiết kế phương tiện và thiết kế thời trang. Khi đi du học Ý ngành kiến trúc, bạn có thể áp dụng những điều đã học ở trường vào những gì bạn thấy hàng ngày tại đất nước này.

Điểm quan trọng nhất để lựa chọn du học ngành kiến trúc ở Ý chính là những ngôi trường đào tạo này sẽ dạy bạn cách biến những kiến thức trên giấy áp dụng vào thực tiễn. Khi văn hóa là một môn học quan trọng trong học phần điều kiện, sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu những giai đoạn lịch sử khác nhau và sự ảnh hưởng kiến trúc dưới thời kỳ đó, đơn giản từ sự xuất hiện của những cây cột tồn tại từ thời cổ xưa của đế chế Roma, những mái vòm Gothic độc lạ của nhà thờ công giáo hay những tòa nhà trong thời chủ nghĩa Phát xít.

Đặc biệt, thủ đô của đế chế Roma, thành phố Rome là một trong những nơi phổ biến nhất để học kiến trúc. Bởi gần như mọi ngóc ngách trong thành phố đều có dấu tích của đế chế Roma và những cung điện Ba rốc. Khi đi du học Ý, sinh viên sẽ có nhiều chuyến đi thực tế tới những địa điểm này và có thể áp dụng những điều đã học ở trường vào những gì chúng ta thấy hàng ngày.

Du học ngành kiến trúc ở Ý có gì hay?

Nếu như bạn là người yêu nghệ thuật và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, Ý là nơi không thể bị bỏ lỡ. Trực tiếp học tập tại một quốc gia có nền giáo dục nở rộ nhất về kiến trúc, cùng những điều kiện trải nghiệm thuận lợi là những gì mà thiên đường của sự lãng mạn mang đến.

Các trường đại học tại Sơn Tây Trung Quốc

Dưới đây là danh sách 10 trường đại học tốt nhất tại Sơn Tây. Nếu các bạn cũng có ý định du học Sơn Tây Trung Quốc thì đừng nên bỏ qua các trường đại học này nhé!

Trên đây là bài viết giới thiệu về tỉnh Sơn Tây Trung Quốc. Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với các bạn. HiCampus chúc bạn có một mùa du học thành công!

Là cái nôi sản sinh ra những gương mặt nổi tiếng hàng đầu thế giới trong mọi lĩnh vực nghệ thuật và những kiến trúc đã đi vào sử sách, Ý được biết đến là đất nước có nền giáo dục và đào tạo nghệ thuật – kiến trúc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kiến trúc hiện đang trở thành một trong những ngành nghề hot nhất thế kỷ 21. Bởi vậy, du học ngành kiến trúc ở Ý cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy du học ngành kiến trúc ở Ý có gì đặc biệt, hãy cùng INDEC tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến

Phố Hiến là một thương cảng - đô thị phồn hoa, nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ XVII - XVIII, trải dài theo tả ngạn sông Hồng, được ví như “tiểu Tràng An” vì thế mà có câu: "thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Trải qua thời gian, hệ thống quần thể di tích lịch sử văn hoá vẫn còn hiện hữu và các lễ hội văn hoá truyền thống vẫn được nhân dân gìn giữ, tạo nên những nét văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa của dân tộc ta. Phố Hiến gồm 16 di tích có giá trị tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật... thuộc các phường Hiến Nam, Lam Sơn, Quang Trung, Hồng Châu, Lê Lợi, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

1. Văn Miếu Xích Đằng (phường Lam Sơn): dựng từ thời Lê và trùng tu năm Minh Mạng thứ 20 (1839), trên nền của chùa cổ Nguyệt Đường, mang đậm phong cách kiến trúc cung đình Huế, với tổng diện tích gần 6.000m2, gồm: Văn miếu môn, miếu thổ thần, lầu chuông, lầu khánh, tả/hữu vu, tiền tế, trung từ, hậu cung và công trình phụ trợ. Khu nội tự kết cấu kiểu chữ “Tam” gồm tiền tế, trung từ và hậu cung là nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An và các bậc tiên hiền đạo Nho. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ 9 tấm bia đá ghi danh các khoa bảng tỉnh Hưng Yên.

2. Đền Mây (phường Lam Sơn): thờ Phạm Bạch Hổ (910 - 983) - danh tướng đã từng phù giúp bốn vị anh hùng dân tộc thế kỷ X là Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Tương truyền, đền khởi dựng từ thế kỷ thứ X, đến năm 1882 và 1898, được trùng tu, tôn tạo. Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu chữ “Tam” gồm 05 gian tiền tế, 05 gian trung từ và 03 gian hậu cung với các hạng mục và cấu kiện kiến trúc còn tương đối đồng bộ, với nhiều mảng chạm khắc đẹp, tinh xảo mang đậm phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Hậu Lê đan xen Nguyễn.

3. Đền Kim Đằng (phường Lam Sơn): thờ tướng quân Đinh Điền và phu nhân. Trải qua thời gian, đền đã bị hư hại, được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1994, địa phương phục dựng lại 05 gian tiền tế trên nền cũ và tu sửa lại hậu cung. Hiện nay, đền có kết cấu hình chữ “Đinh” gồm nghi môn, nhà khách, 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung.

4. Chùa Chuông (phường Hiền Nam): là một trong những “danh lam cổ tích”  trong Khu di tích Phố Hiến. Chùa được được trùng tu vào năm Chính Hoà thứ 23 (1702), Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711). Hiện nay, Chùa có kiến trúc kiểu “Nội công ngoại quốc” liên hoàn, cùng “Tứ thuỷ quy đường” mang đậm dấu ấn kiến trúc, mỹ thuật thời Hậu Lê đan xen Nguyễn. Khu thờ chính gồm: tiền đường, thượng điện, hai dãy hành lang, gác chuông, gác khánh, nhà Mẫu và nhà Tổ.

5. Đình An Vũ (phường Hiền Nam): thờ Cao Sơn Đại Vương (theo truyền thuyết là em họ Tản Viên), có công giúp Vua Hùng chống giặc. Đình xây dựng vào thời Cảnh Hưng thứ 2 (1741), được trùng tu năm Bảo Đại thứ 4 (1929). Hiện nay, đình có kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, diện tích khoảng 3.135m2, gồm: nghi môn, đại bái, hậu cung. Các cấu kiện kiến trúc được chạm, trang trí nhiều đề tài: lá hóa rồng, lá lật, đao lửa... mang đậm phong cách mỹ thuật thời Hậu Lê.

6. Đền Nam Hoà (phường Hiến Nam): thờ ba vị thần là Đức Thiên Quan Đại vương, Đức Thổ Địa Long thần và Đức Thuỷ Phủ Động đình quân tôn thần. Đền được khởi dựng thời Nguyễn. Trải qua thời gian và lịch sử, đền bị phá bỏ nhiều hạng mục. Sau đó, chính quyền và nhân dân địa phương đã tiến hành phục dựng lại trên nền hậu cung trước kia. Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu chữ “Nhất”, gồm 03 gian, bốn mái, theo phong cách kiến trúc truyền thống.

7. Đền Trần (phường Quang Trung): gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn - người anh hùng dân tộc, được nhân dân tôn là “Đức Thánh Trần”, “Đức Thánh Cha”. Đền được khởi dựng từ sớm, đại trùng tu vào năm Tự Đức thứ 16 (1863). Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu chữ “Tam” gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.

8. Đền Mẫu (phường Quang Trung): được khởi dựng từ đời vua Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo thứ nhất (1279); năm Thành Thái thứ 8 (1896) được đại trùng tu như hiện nay, gồm: nghi môn, đại bái, cung đệ Nhất, cung đệ Nhị, cung đệ Tam, hậu cung, phủ Đông, phủ Tây và hai dãy giải vũ. Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật, đồ thờ quý như: long sàng, long kỷ, kiệu võng, bát bửu, châm thư, hoành phi, câu đối, tượng, phù điêu, … mang đậm dấu ấn thời Lê - Nguyễn. Đặc biệt, đền hiện còn 15 đạo sắc phong từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn

9. Chùa Phố (phường Quang Trung): trùng tu, tôn tạo vào cuối thời Lê, đến đầu thế kỷ XX, Tổng đốc Thái Bình cho tu bổ lớn với mong muốn nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, chùa gồm các hạng mục: tam quan, tiền đường, thiêu hương và thượng điện, được làm kiểu “trùng thiềm điệp ốc” liên hoàn với nhau. Ngoài ra còn có nhà Mẫu, nhà bia, khu tăng xá.

10. Đền Thiên Hậu (phường Quang Trung): thờ thần Hàng hải (bà Lâm Tức Mặc) - bảo trợ của ngư phủ và người đi biển. Đền do người Phúc Kiến (Trung Hoa) dựng lên vào thế kỷ XVI - XVII, đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu “Nội tự ngoại tế” gồm: tam quan trong, thiêu hương, hậu cung, điện Mẫu cùng hai dãy giải vũ. Trang trí trên kiến trúc mô tả các tích cổ của Trung Quốc như: Tam quốc, Tây Du ký, cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông… được bảo lưu gần như nguyên vẹn đến ngày nay.

11. Võ Miếu (phường Quang Trung): do người Hoa xây dựng từ thời Lê Cảnh Hưng (1740) thờ Quan Công thời Tam Quốc, được trùng tu tôn tạo lớn vào thời Thành Thái (1898). Hiện nay, Võ Miếu có diện tích 612,8m2, kiến trúc kiểu “Nội công ngoại quốc” mang phong cách Việt pha lẫn kiến trúc Phúc Kiến (Trung Quốc), gồm: tam quan, sân, giải vũ, tiền tế, tòa thiêu hương, hậu cung.

12. Đền Bà Chúa Kho (phường Lam Sơn): thờ bà Lê Bạch N­ương- một phụ nữ trung quân ái quốc thời Lê, ngư­ời đ­ược triều đình phân công phụ trách kho ngân khố tại Vĩnh Ty Đồn (nay thuộc thành phố H­ưng Yên). Đền đ­ược xây dựng từ thế kỷ XVII đời Lê Hy Tông (1676 - 1682) và được trùng tu, tôn tạo vào thời Nguyễn. Hiện nay, Đền Bà có khuôn viên rộng 543m2, gồm: tiền tế và hậu cung, các hạng mục tương đối đồng bộ với nhiều mảng chạm khắc và hiện vật có giá trị cao.

13. Đình - chùa Hiến (phường Hồng Châu)

- Đình Hiến: được khởi dựng từ sớm, trùng tu lớn vào các thời Lê - Nguyễn. Hiện nay, đình có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Đại bái và Hậu cung. Các mảng chạm khắc được tập trung tại Đại bái với các đề tài tứ linh, tứ quý… mang dấu ấn mỹ thuật thời Lê - Nguyễn đan xen

- Chùa Hiến: khởi dựng vào cuối thời Lý, đầu thời Trần, trùng tu lớn năm 1892 niên hiệu Thành Thái. Hiện nay, chùa có kiến trúc kiểu “Nội công ngoại quốc” gồm tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hai dãy hành lang, hậu điện, nhà Tổ, nhà Mẫu... Tại sân chùa có cây nhãn Tổ nổi tiếng, cùng một số hiện vật quý như: tấm bia đá niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 7 (1625), 01 bia đá niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709)…

14. Đông Đô Quảng Hội - Thiên Hậu Cung (phường Hồng Châu): là nơi hội họp của các thương nhân nước ngoài, chủ yếu là người Hoa sang buôn bán ở Phố Hiến thế kỷ XVI - XVII, đồng thời là nơi thờ tam Thánh của người Hoa (Thần Thái Y, Thần Hoa Quang và Thần Nông). Thiên Hậu Cung là nơi thờ bà Lâm Tức Mặc - vị thần Hàng hải của người Phúc Kiến.

Đông Đô Quảng Hội - Thiên Hậu Cung được dựng vào thế kỷ XVI (1590) do 14 dòng họ người Hoa quyên góp để xây dựng nên. Ban đầu Đông Đô Quảng Hội có kiến trúc kiểu chữ “Nhị” gồm 03 gian Hội quán và 03 gian hậu cung còn Thiên Hậu cung gồm 3 gian Tiền tế và 3 gian hậu cung. Sau đó, đến thế kỷ XIX - XX, Đông Đô Quảng Hội - Thiên Hậu cung được trùng tu, tôn tạo lại. Hiện nay, Đông Đô Quảng Hội – Thiên Hậu Cung kiến trúc kiểu chữ “Công”, mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa đan xen với kiến trúc Việt.

15. Chùa Nễ Châu (xã Hồng Nam): được khởi dựng vào thời Tiền Lê, lúc đó ngôi chùa chỉ là 3 gian nhà lá. Đến thời Hậu Lê, chùa được đại trùng tu. Hiện nay, Chùa Nễ Châu, có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc" gồm: tam quan, tiền đường, thượng điện và hai dãy hành lang..., các hạng mục kiến trúc mang đậm phong cách đan xen thời Lê - đan xen.

16. Đền Cửu Thiên Huyền Nữ (phường Lê Lợi): thờ Đức Cửu Thiên Huyền Nữ - người giúp nhân dân trong lúc hoạn nạn, nguy nan nên được tôn làm thánh. Đền được khởi dựng từ sớm, trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là đời vua Bảo Đại (1937). Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu chữ “Công”, gồm: tiền tế, ống muống và hậu cung.

Khu di tích Phố Hiến có nhiều hiện vật tiêu biểu, phân bố ở tất cả các di tích, bao gồm: chuông, khánh, bia đá, hoành phi, kiệu bát cống, ngai, bài vị, sắc phong, tượng phật...

Phố Hiến trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá với nhiều mối giao lưu quốc tế. Phố Hiến còn mang diện mạo của một đô thị kinh tế, kết cấu gồm: bến cảng sông, tập hợp chợ, khu phường phố và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh). Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông Nhị Hà chảy sát Phố Hiến. Đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội của những đoạn đường sông từ biển Đông vào tới kinh thành Thăng Long. Cùng với hoạt động thương mại, người nước ngoài đã mang đến Phố Hiến những phong tục tập quán, kiến trúc mang đậm bản sắc văn hoá riêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Điều này đã hình thành nên nét văn hoá đặc sắc riêng của đất và người Phố Hiến, vừa là điểm hội tụ, vừa là điểm giao thoa giữa các nền văn hoá. Mặc dù bị suy tàn, nhưng những dấu tích còn lại của Phố Hiến cho đến nay vẫn là một quần thể di tích có giá trị về mặt kiến trúc và lịch sử. Đây là nguồn sử liệu vô cùng quý báu, là bằng chứng chân thực nhất minh chứng cho sự hình thành và phát triển của Phố Hiến xưa (nay là thành phố Hưng Yên), là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật, dân tộc, xã hội của Việt Nam nói chung và Phố Hiến nói riêng.

Nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử văn hoá của cha ông để lại, từ nhiều năm nay, thành phố Hưng Yên đã khôi phục và tổ chức các lễ hội văn hoá vùng Phố Hiến, thường được diễn ra vào tháng Ba Âm lịch. Lễ hội gồm: lễ dâng hương, lễ cầu an, lễ rước kiệu của các di tích, cùng với đó là nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc như văn hoá ẩm thực, thi cầu kiều, kéo co, chọi gà, cờ tướng, bơi chải, đàn và hát dân ca, hội thi thả diều sáo, trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc trưng vùng Phố Hiến, trưng bày cổ vật tại Bảo tàng tỉnh...

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Phố Hiến (thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014)./.

Khắc Đoài (Theo Hồ sơ di tích, Cục Di sản văn hóa)

Khu di tích này được người Pháp tình cờ phát hiện vào năm 1885. Sau đó, nhiều học giả quốc tế đã đến Mỹ Sơn để khảo sát và nghiên cứu. Năm 1904, những công trình nghiên cứu đầu tiên về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn đã được công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O). Dựa trên kết quả nghiên cứu, hầu hết các nhà khoa học đều khẳng định, đa phần đền tháp lớn ở Mỹ Sơn đều được xây dựng để thờ thần Shiva. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng, ban đầu vị thần chính của Mỹ Sơn chỉ mang tính chất địa phương (miền Bắc Chămpa), phải đến thế kỷ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn, với tên gọi Srisana-Bhadresvara, mới trở thành thần chủ của toàn Vương quốc Chămpa…

Trong khu vực Mỹ Sơn có trên 70 kiến trúc đền tháp, được xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Mỗi ngôi tháp thường gồm 3 phần là đế, thân và mái tháp, được xây bằng gạch, kết hợp cùng các mảng trang trí bằng sa thạch, với kỹ thuật rất tinh tế. Mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch thường được chạm khắc dựa theo các thần thoại của Ấn Độ giáo, đã tạo ra vẻ đẹp mỹ miều, sinh động, mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa - một nền nghệ thuật được kết hợp bởi những yếu tố bản địa và ngoại lai.

Dựa vào vị trí phân bố của các tháp, H. Parmentier - một học giả người Pháp, đã đặt tên cho các tháp theo mẫu tự Latin, gồm nhóm A và A'(tháp Chùa); nhóm B, C, D (khu tháp Chợ); nhóm E và F (khu tháp Hố Khế); nhóm G, nhóm H (khu tháp Bàn Cờ); các tháp riêng lẻ được đánh ký hiệu lần lượt là: K, L, M, N.

Nhà nghiên cứu P. Stern, đã chia các di tích tại Mỹ Sơn dựa theo các phong cách như sau:

+ Phong cách cổ (phong cách Mỹ Sơn E1): thế kỷ VII - thế kỷ VIII, gồm các tháp E1, F1;

+ Phong cách Hòa Lai: cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, gồm các tháp A2, C7, F3;

+ Phong cách Đồng Dương: giữa thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, gồm các tháp A10, A11, A13, B4;

+ Phong cách Mỹ Sơn A1: thế kỷ X, gồm các tháp A1, B2, B3, B5, B6, B8, C1, C2, C4, C5, C6, D1, D2, D4, E7;

+ Phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định: thế kỷ XI - XII, gồm các tháp E4, F2;

+ Phong cách Bình Định: thế kỷ XIII-XIV, gồm tháp B1, tháp K, các tháp nhóm G, H.

Cũng giống như các đền tháp Chămpa khác, đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng thành nhiều cụm, mỗi cụm được bố trí theo trật tự sau:

- Đền thờ chính (Kalan) nằm ở giữa (được đánh ký hiệu số 1 trong các bản vẽ của H. Parmentier), thông thường có một cửa ra vào ở hướng Đông, nơi thờ vị thần chính (Shiva), tượng trưng cho ngọn núi Mêru, nơi hội tụ của thần linh;

- Tháp cổng (Gopura, ký hiệu số 2) nằm ngay phía trước đền thờ chính, có 2 cửa thông nhau ở hướng Đông và hướng Tây;

- Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, thường được sử dụng để làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật;

- Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp Kosagraha, có một hoặc hai phòng (ký hiệu số 3), cửa ra vào ở hướng Bắc, thường được sử dụng để làm nơi cất giữ các đồ tế lễ;

- Ngoài ra, quanh đền thờ chính còn có những tháp phụ, để thờ các vị thần phương hướng (Dikpalaka), các vị thần tinh tú (Grahas), hoặc các vị thần phụ, như Skanda, Ganesa,...

- Nhóm A: gồm 13 đền tháp, từ A1 đến A13, nằm ở phía Đông - Nam, trong thung lũng Mỹ Sơn;

- Nhóm A': gồm 4 tháp, nằm ở phía Nam của nhóm A. Đây là những đền thờ nhỏ, tất cả các tháp đều có cửa ra vào ở hướng Tây, quay về phía khu trung tâm;

- Nhóm B: gồm 14 tháp. Trong nhóm này, tháp B5 là tháp còn lại đẹp nhất, có mặt bằng hình chữ nhật, kéo dài theo trục Đông - Tây, cửa ra vào ở hướng Bắc. Trên tháp trang trí hoa văn hình cành lá cuộn tròn liên hoàn, hình người đứng chắp tay, hình 2 con voi đứng đấu vòi dưới một tán cây…;

- Nhóm C: gồm 7 tháp, nằm ở hướng Bắc nhóm B. Năm 1904, tại tháp C7, các nhà khảo cổ Pháp đã tìm được một bộ trang phục bằng vàng gắn với một pho tượng thần (có kích thước bằng 1/2 người thường), gồm có mũ, nịt, miếng hộ tâm;

- Nhóm D: gồm 6 tháp, nằm ở phía Đông nhóm B và C. Trong nhóm này, riêng hai tháp D1 và D2 không được làm theo kiểu truyền thống của kiến trúc Chămpa, mà có mặt bằng hình chữ nhật, cửa ra vào ở hai đầu hồi nhà hướng Đông và hướng Tây;

- Nhóm E: gồm 9 tháp, nằm ở phía Bắc nhóm A và nhóm G, bao gồm:

+ Đền thờ E1: có cửa ra vào ở hướng Tây, mặt bằng đền (tháp) hình vuông, 4 góc có 4 trụ đá, được điêu khắc khá đẹp. Trên mi cửa có một bức phù điêu bằng sa thạch, thể hiện cảnh “Đản sinh Brahma”. Bên trong ngôi đền E1 có một đài thờ lớn, được làm bằng những khối sa thạch ghép lại với nhau, chạm trổ rất tinh tế, thể hiện những cảnh múa lụa, đánh đàn, thổi sáo, những cảnh sinh hoạt của các tu sĩ Bà-la-môn, như luyện thuốc chữa bệnh...

+ Tháp E2: là tháp cổng của đền thờ E1.

+ Tháp E3: là nơi chuẩn bị đồ tế lễ.

+ Tháp E4: là tháp phụ, nằm cạnh tháp E1 về phía Bắc.

+ Tháp E5 và E6: là hai tháp phụ, xếp thành một hàng dọc, ở phía Nam tháp E1. Năm 1903, tại tháp E5, đã phát hiện một pho tượng thần Ganesa đứng, có 4 tay, niên đại khoảng cuối thế kỷ VII - đầu thế kỷ VIII. Đây là một tác phẩm rất hiếm trong nền nghệ thuật Ấn Độ giáo .

+ Tháp E7: là nơi cất giữ đồ tế lễ của nhóm E. Mái tháp cong hình thuyền, kéo dài theo trục Đông - Tây, cửa ra vào ở hướng Bắc.

+ Tháp E8 và E9: là hai tháp nhỏ, ở góc Đông Bắc, phía sau tháp E4, hiện chỉ còn một vài dấu tích nền móng.

Nhóm F: gồm 3 tháp, nằm ở phía Bắc nhóm E, bao gồm tháp chính F1, tháp cổng F2 và tháp phụ F3.

- Nhóm G: gồm 5 tháp, nằm trên một ngọn đồi thấp - giữa nhóm A và nhóm E. Hiện nay, chỉ còn lại đền thờ G1, với cửa chính mở về hướng Tây. Trên các cửa ra vào và cửa giả có các vòm cuốn hình mũi giáo, trang trí phù điêu nữ thần Laksmi. Thân tháp trang trí những mặt Kala. Góc tháp có tượng sư tử bằng sa thạch.

- Nhóm H: gồm 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi thấp phía Tây - Bắc nhóm B, C, D. Đặc biệt, tại khu vực này đã phát hiện một bức phù điêu lớn, hình thần Shiva.

-  Tháp K, L, M, N: nằm riêng lẻ và cách xa khu trung tâm. Phần lớn các tháp này đã bị hư hỏng.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/08/2009).

Qua thời gian, ngôi đền bị xuống cấp, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như nhà hảo tâm, đến nay đền Đức Hoàng (Đô Lương) đã được phục dựng gần như nguyên trạng, lưu giữ bản sắc văn hoá ngàn đời của người dân địa phương cũng như những kiến trúc độc đáo còn sót lại từ thời Vua Lê Trang Tôn.

Theo sử sách, đền Đức Hoàng được Vua Lê Trang Tôn lập vào những năm 1548 để ghi nhớ công ơn vùng đất đã cưu mang mình và công ơn tiên tổ.

Đền Đức Hoàng được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI, trên một khu đất bằng phẳng, thoáng đẹp, cạnh Quốc lộ 7. Di tích xưa thuộc xã Diêm Trang, phủ Anh Đô, nay là xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, với tổng diện tích 8.448m2.

Năm 1996, đền Đức Hoàng được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 51/QĐ-BVHTT ngày 17/1/1996.

Đền Đức Hoàng là một di tích kiến trúc nghệ thuật vào loại quý hiếm hiện nay trong hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật của Nghệ An, không chỉ ở quy mô kiến trúc mà còn ở nghệ thuật chạm trổ điêu khắc trang trí trong đền.

Hiện vật lưu giữ trong đền phản ánh nét thẩm mỹ, mang tính nghệ thuật cao, 3 chiếc kiệu long đình đặc sắc đã làm cho di tích thêm phần giá trị, các hương án sơn son thiếp vàng chạm trổ công phu với đề tài tứ linh, tứ quý thể hiện bằng nhiều mô típ rất hấp dẫn, sinh động. Bên cạnh đó còn có nhiều hiện vật là đồ tế khí cổ kính có giá trị như long ngai, kiệu rồng, bát bửu...

Nhà bái đường là tòa nhà 3 gian 2 hồi gồm 4 vì kiểu tứ trụ. Mặt trước của nhà bái đường là hệ thống các cánh cửa thượng song hạ bản truyền thống được trang trí khá đẹp. Gian giữa chạm khắc những chữ Hán lớn và trên 2 cột dãy trước có 2 đầu rồng ngậm ngọc hướng về bàn thờ. Bên trong nhà bái đường, các vì, kèo... được chạm khắc công phu với mô típ mây lá cách điệu và hoa văn cầu kỳ.

Hậu cung là ngôi nhà 3 gian 2 hồi với kết cấu hỗn hợp, khung gỗ được chạm khắc đẹp với những đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý... thể hiện tài năng và bàn tay khéo léo của người nghệ nhân xưa. Mỗi đường kẻ là một tiểu tác phẩm trọn vẹn 2 mặt với những hoa văn, hình ảnh sống động như cá chép hóa rồng, nghê, phượng, rùa lội ao sen...

Trên các vì nóc, cột kê, bệ đỡ... đều được chạm khắc công phu cả 2 mặt, tạo nên những tác phẩm hoàn mỹ, đứng ở gian nào trong đền cũng cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc gỗ. Sự khác biệt trên 2 vì nóc hồi là mỗi vì có thêm 2 đầu rồng ngậm ngọc chầu về trung tâm.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đền vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính; vị trí của di tích cũng không hề thay đổi, cơ bản vẫn giữ được những cấu kiện với nghệ thuật chạm khắc tinh vi, độc đáo.

Hiện nay, đền Đức Hoàng chỉ còn 3 công trình là: tam quan vọng lâu, nhà bái đường và hậu cung giờ được bố cục theo một trục dọc. Trải qua thời gian dài, đền Đức Hoàng đã xuống cấp, các hạng mục nhà thượng, nhà hạ cần được bảo tồn, trùng tu, sửa chữa.

Với tâm nguyện của người dân, một người con quê hương đã cùng với chính quyền địa phương làm thủ tục xin phép trùng tu, nâng cấp, sửa chữa các hạng mục trong đền với số tiền 3 tỷ 950 triệu đồng. Ngoài ra, cán bộ và nhân dân ủng hộ 150 ngày công tháo dỡ, lợp lại ngói. Đến nay, đền đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, thu hút nhân dân và du khách đến dâng hương, tham quan./.

DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT THANH MINH CỔ MIẾU (CHÙA ÔNG BỔN), THỊ XÃ VĨNH CHÂU

Thanh Minh Cổ Miếu hay còn gọi là Chùa Ông Bổn, hiện tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 1, TX Vĩnh Châu, được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp tỉnh tại Quyết định số 352/QĐHC-CTUBT, ngày 13/3/2006.

Chùa Ông Bổn được khởi dựng từ thế kỷ XIX, đến năm Quý Hợi (1923), được xây dựng lại và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo.

Tại Chùa Ông Bổn, chánh thần được thờ là Ông Trịnh Hòa, tức “Bổn Đầu Công” làm vị phúc thần. Kiến trúc chùa được thiết kế theo hình chữ “Phú”, chính điện quay về hướng Bắc, mặt tiền hai bên tả hữu là hai bức bích họa vẽ tranh phong thủy với câu chúc “Mưa thuận gió hòa” và “Quốc thái dân an”.Cửa vào chùa đặt ở giữa, có họa hình hai danh tướng đời Đường là Uất Trì Cung và Tần Thúc Bảo làm thần hộ môn. Bên trên cửa là bức đại tự chạm chữ “Thanh Minh Cổ Miếu”, dưới bức đại tự có đôi lân bằng gốm gọi là “Nhị lân quản ngõ”.

Bên trong chùa được “Phân kim tam cấp” tạo thành tiền điện, trung điện và chính điện. Chính điện là nơi trang nghiêm nhất của chùa, trên các bệ thờ và các thân cột được trang trí bao lam, hoành phi, câu đối bằng gỗ quý được chạm trổ tinh xảo, trên các cặp kèo, xiên đỡ lấy mái chùa….hầu hết đều có các tác phẩm điêu khắc, hội họa đặc biệt quý hiếm, có niên đại từ thế kỷ XIX.

Chùa Ông Bổn là nơi tập hợp nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc biệt quý hiếm, phong phú về điển tích, đa dạng về chất liệu, kỹ thuật chạm trổ vô cùng tinh xảo, dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn nét đặc trưng kiến trúc cổ của người Hoa./.

Tỉnh Sơn Tây nằm ở phía Bắc Trung Quốc là một tỉnh có lịch sử lâu đời và di sản văn hóa phong phú. Sơn Tây nổi tiếng thế giới với kiến trúc cổ kính, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nền ẩm thực độc đáo. Ngoài ra, Sơn Tây cũng tập trung rất nhiều đại học, học viện  có chất lượng đào tạo tốt. Trong bài viết này, hãy cùng HiCampus tìm hiểu về tỉnh Sơn Tây Trung Quốc.