Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương. Nghìn năm gương cũ soi kim cổ, Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Thăm quan Hoàng Thành Thăng Long có gì?
- (Theo hoangthanhthanglong.vn) Mặc dù có diện tích rộng lớn nhưng các điểm tham quan chính cũng không có quá nhiều, điều này cũng dễ hiểu do sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, nên Hoàng Thành Thăng Long hiện này chỉ còn những điểm chính sau :
Năm 2002 – 2003, một cuộc khai quật khảo cổ với qui mô lớn ở trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã lộ ra nhiều di tích và di vật phong phú, đa dạng để từ đó cho chúng ta hiệu sự phát triểu liên tục của lịch sử qua các triều đại ở Thăng Long – Hà Nội. Và đây chính là cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, khu khai quật này thuộc địa chỉ 18 Hoàng Diệu, được Viện khảo cổ học phân tích làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D. Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng Thành và Cấm Thành Thăng Long.
Đây là công trình còn nguyên vẹn nhất trong quần thể di tích Thăng Long, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn. Cột Cờ được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.
Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.
Là di tích trung tâm trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước bảo hộ Pháp liệt hạng từ năm 1925 cùng với một số di tích khác ở thành cổ. Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ XV – XVIII) ở Thăng Long – Đông Kinh (Hà Nội). Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa sang lại hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến 1886, điện bị phá huỷ, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).
Di tích Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975, bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam( từ 1976 là Đảng cộng sản Việt Nam), Quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hậu Lâu rộng khoảng 2.392m2, xưa gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà
Nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m, tường dày 2,48m. Dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, nhưng dưới chân cổng thành sừng sững này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành.
Cảm xúc du khách tham quan hoàng thành thăng long
“Đang từ phố xá tấp nập, hào nhoáng ta bước chân vào khu di tích Hoàng Thành Thăng Long thấy như bước vào một thế giới khác trầm mặc, tĩnh lặng. Một lịch sử mấy ngàn năm từ Đại La đến Thăng Long- Hà Nội được khơi dậy, tái hiện. Dẫu không còn nhiều nhưng những gì còn lại, tư liệu, hiện vật vẫn làm ta xúc động với những gì tiên tổ đã làm để xây dựng đất nước này, Hoàng Thành này từ triều đại này đến triều đại khác. Tự hào và biết ơn ta kính cẩn thắp nén tâm nhang tại Điên Kinh Thiên, cúi mình trước Lịch sử oai hùng của đất nước, trước nhũng đời vua tận tâm vì dân, vì nước, trước những người dân Việt tài hoa đã làm nên những tác phẩm tuyệt vời “ – Từ du khách Hà Nội. “Địa điểm quá nổi tiếng với mỗi ai có ý định đến Hà Nội thăm quan di tích lịch sử và tìm hiểu văn hóa kinh thành Thăng Long, ở đây còn rất nhiều nét kiến trúc đi cùng năm tháng của Hà Nội xưa. Cũng là điểm chụp ảnh đẹp lý tưởng cho các bạn yêu ảnh, từ con đường Hoàng Diệu thơ mộng phía ngoài lối vào thành đến trong thành đều nhiều góc chụp đẹp, nhất là hợp với áo dài truyền thống” – Du khách Ngô Thanh
Giá vé và giờ mở cửa hoàng thành thăng long
Hoàng Thành Thăng Long mở cửa các ngày trong tuần (trừ thứ 2). – Thời gian mở cửa: Sáng: 8h00 – 11h30; Chiều : 14h00 – 17h00 – Giá vé tham quan để vào khu du tích là : 30.000đ/lượt – Đối với học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (phải có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi 60 tuổi trở lên giá vé vào cửa là : 15.000đ/lượt – Riêng đối với trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng hoàn toàn được miễn phí vé vào cửa. Ngày nay, Hoàng thành Thăng Long tuy đã bị phá hủy gần hết nhưng dựa và những dấu vết còn sót lại, ta có thể xác định Hoàng thành có hình chữ nhật, tổng diện tích hơn 90-100ha . Như vậy là lớn hơn cả Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc) xây sau đó 400 năm rộng 72ha và lớn hơn đến 10 lần so với Tử Cấm Thành Huế. Các điểm thăm chính thuộc hoàng thành thăng long gồm : Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu - Cột cờ Hà Nội- Đoan Môn - Điện Kính Thiên - Nhà D67 - Hậu Lâu - Cửa Bắc.
Chụp hình tại hoàng thành thăng long
Ngoài tham quan các di tích, tìm hiểu về lịch sử Việt nam thì nơi đây còn được chọn làm điểm chụp hình phổ biến ở Hà Nội. Những mảng tường vàng, những dấu tích, kiến trúc cổ xưa rất phù hợp để chụp hình với chủ đề hoài niệm hay mang ý nghĩa trường tồn. Vì vậy Hoàng Thành thường được các nhóm bạn trẻ chụp hình kỷ yếu, hoặc ảnh cưới đầy ý nghĩa. Nếu bạn muốn có những khoảnh khắc trẻ trung, lãng mạn hơn có thể chọn con đường Hoàng Diệu phía bên ngoài hoàng thành để thực hiện bộ ảnh. Không chỉ kiến trúc bên ngoài mà các phòng trưng bày hiện vật lịch sử ở đây còn đưa đến không gian ánh sáng và “background” rất phù hợp cho một bức ảnh nghệ thuật.
Mùa Thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Chiếu dời đô của nhà vua có đoạn viết: “…Thành Đại La, đô cũ của Cao vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…”. >> Giới thiệu lịch sử Hồ Gươm, danh thắng số 1 Hà Nội Ngược trở lại lịch sử, vùng đất này đã là nơi tụ cư sớm của người Việt cổ, được phát triển liên tục và trở thành kinh đô của nhà nước Vạn Xuân (thế kỷ VI), trị sở của An Nam Đô hộ phủ thời Đường ( từ thế kỷ VII đến đầu thế kỷ X). Sau khi định đô, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng các cung điện, lầu gác để làm nơi thiết triều và nơi ở của nhà vua, hoàng gia. Trong thời Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), kinh thành Thăng Long đã được xây dựng gồm 3 vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và La thành. Khu di sản nằm trong Cấm thành của thời kỳ này. Dấu tích của thành Đại La và các kiến trúc cung điện, lầu gác và di vật thời Lý - Trần đã tìm thấy qua các phát hiện khảo cổ học tại khu di sản. Trong nhiều thế kỷ tiếp theo đó, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan toả các giá trị văn hoá của dân tộc, trở thành một trung tâm văn hoá tiêu biểu của đất nước. Đồng thời, đây cũng là một trung tâm giao thoa văn hoá với các nước trong khu vực và thế giới. Những yếu tố bản địa và du nhập đã hòa trộn nhuần nhị với nhau tạo nên một không gian kiến trúc, một đô thị vô cùng độc đáo. Hiếm có một trung tâm văn hóa, chính trị nào có thể so sánh được với Thăng Long - Hà Nội về sự trường tồn và tính liên tục trong lịch sử cho đến hiện nay.
(Bài) Thăng Long Thành Hoài Cổ - Bà Huyện Thanh Quan
KỊCH BẢN giới thiệu Hoàng thành thăng long Nội dung
Những cơn địa chấn của lịch sử đã làm cho kinh thành Thăng Long - nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của ba triều đại Lý, Trần, Lê - từ vị trí trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước bỗng trở thành cố đô. Không thể không nhắc lại một số sự kiện lịch sử quan trọng: Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh. Đại quân của Tôn Sĩ Nghị giày xéo Thăng Long. Để trả thù, tất cả những gì liên quan đến Chúa Trịnh đều bị Lê Chiêu Thống cho phá sạch, đốt sạch. Năm 1789, sau khi đánh tan quân Thanh, Quang Trung Nguyễn Huệ định đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Năm 1802, sau khi tiêu diệt Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế và kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long – kinh thành với bề dày tám thế kỷ đã trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ thành cũ, xây lại thành mới nhỏ hơn so với hoàng thành vốn có vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành, không được rộng hơn thành Phú Xuân. Năm 1831, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành Hà Nội và đến năm 1888, Hà Nội chính thức được nhà Nguyễn nhượng cho Pháp. Từ đó cái tên Thăng Long chỉ còn lại trong kí ức và trong sách, sử mà thôi.
Ba bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” đều được sáng tác sau khi xảy ra những sự kiện nói trên. “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan được viết vào khoảng thời gian sau năm 1802. “Thăng Long thành hoài cổ" được cho là của Vua Thành Thái viết vào khoảng thời gian từ năn 1889 đến 1907. Còn bài thơ của Từ Diễn Đồng tuy không rõ thời điểm sáng tác, nhưng có lẽ cùng trong một khoảng thời gian với bài thơ của vua Thành Thái.
“Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan có thể được xem là bài thơ hay nhất viết về Thăng Long trong thơ ca trung đại Việt Nam. Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở làng Nghi Tàm, Hà Nội. Vì chồng bà - Lưu Nghị (1804 -1847) người huyện Thanh Trì (Hà Nội) đỗ cử nhân năm 1821 - làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình) nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh dạy học cho các công chúa và cung phi. Sau khi chồng mất, bà dẫn các con về lại Nghi Tàm và sống ở đấy cho đến hết đời. Bà sáng tác không nhiều nhưng nhìn chung thơ bà mang đậm phong cách bác học, ngôn ngữ trau chuốt, hình ảnh chọn lọc, “ý tại ngôn ngoại”, niêm luật cũng như đối rất chỉnh. “Thăng Long thành hoài cổ” được viết theo thể thất ngôn bát cú luật Đường (luật trắc vần bằng) với bố cục bốn phần đề, thực, luận, kết:
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Viết “Thăng Long thành hoài cổ”, Bà Huyện Thanh Quan mang tâm trạng của người trong cuộc. Nỗi đau của bà là nỗi đau của một người con của đất Thăng Long phải chứng kiến kinh thành với bề dày lịch sử đang bị tàn phá, hủy hoại bởi bàn tay con người. Hình ảnh kinh đô hiện lên trong sự đối lập xưa – nay. Xưa là ngựa xe tấp nập, nay chỉ còn hồn cỏ mùa thu (“hồn thu thảo”). Xưa là lâu đài nguy nga tráng lệ, nay chỉ còn sự đổ nát, hoang tàn với “nền cũ” dưới ánh hoàng hôn (“bóng tịch dương”). Những hình ảnh tang thương đó hiện ra như một lời oán trách sự tàn nhẫn của con người đã tạo nên “cuộc hí trường” để kinh đô Thăng Long nghìn năm văn vật trở thành nơi hoang phế khiến cho tác giả trước cảnh cảm thấy đau đớn đến đứt ruột (“Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”).
Nếu “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan mang nỗi ngậm ngùi, luyến tiếc một thuở vàng son của kinh đô Thăng Long thì bài thơ của vua Thành Thái lại thể hiện nỗi buồn đau của một bậc hoàng đế trước hoàn cảnh đất nước rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Thành Thái là vị vua thứ 10 của triều Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Mang tinh thần yêu nước, chống Pháp nên ông bị buộc phải thoái vị rồi sau đó bị lưu đày tại Réunion (1916). “Thăng Long thành hoài cổ” được nhà vua viết nên với mục đích gửi gắm những tâm sự yêu nước của mình. Dưới đây là bài thơ nguyên tác bằng chữ Hán:
Nhất phiên hồi phủ nhất thiên tình
Hổ động không dư bách chiến thành.
Mấy độ tang thương nghĩ những kinh
Quay đầu mỗi bận mỗi thương tình
Động Hổ còn đây bách chiến thành
Nước trôi sông Nhị tiếng buồn tênh
Trong bài thơ có nhắc đến “mấy độ tang thương” của kinh đô Thăng Long, tuy không cụ thể như Bà Huyện Thanh Quan, nhưng cũng gợi cho người đọc liên tưởng đến những biến cố lịch sử khốc liệt trong hai thế kỷ mà vì đó Thăng Long đã mất đi vị trí trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Tuy nhiên nội dung chủ yếu của bài thơ lại là nhằm khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường chống ngoại xâm bằng việc nói đến truyền thống hào hùng, oanh liệt của cha ông qua hình ảnh “cầm hồ đoạt sáo" trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. Chúng ta biết rằng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai (1285), Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (1241-1294) đã viết “Tụng giá hoàn kinh sư” (Phò giá về kinh) với bốn câu như sau: “Đoạt sáo Chương Dương độ / Cầm Hồ Hàm Tử quan / Thái bình nghi nỗ lực / Vạn cổ thử giang san” (Chương Dương cướp giáo giặc / Hàm Tử bắt quân thù / Thái bình nên gắng sức / Non nước ấy ngàn thu). “Cầm hồ đoạt sáo” đã được vua Thành Thái đưa vào bài thơ như là biểu tượng của tinh thần anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp đều thất bại, vua Thành Thái đã nhắc lại chuyện xưa, mượn chuyện xưa để nói đời nay. Vì thế, tấc lòng hoài cổ của nhà vua hoàn toàn không yếu đuối, ủy mị mà đầy khí phách, cho thấy bản lĩnh cứng cỏi của một bậc đại trượng phu mang chí lớn.
Sống cùng thời với vua Thành Thái, Từ Diễn Đồng (còn được gọi là Tú Đồng), một nhà nho nghèo cũng đã bộc lộ niềm đau xót của mình trước hiện thực mất nước bằng bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”:
Trải mấy nghìn năm mới đến nay.
Xe rồng chẳng thấy, thấy xe tay!”
Đây là bài thơ Nôm được viết theo thể thất ngôn bát cú luật Đường. Khác vua Thành Thái thể hiện nỗi lòng mình một cách kín đáo, Từ Diễn Đồng đã bày tỏ trực tiếp tình cảm và thái độ bằng giọng thơ đầy mỉa mai nhưng không kém phần đau xót. Thực trạng mất nước hiện lên qua những hình ảnh đối lập: “Năm cửa chỉ còn lầu cửa Bắc / Cột cờ sao thấy lá cờ Tây?”, “Xe rồng chẳng thấy, thấy xe tay!” Những câu thơ là những câu hỏi lớn xoáy vào tâm can người đọc về hiện tình đất nước thông qua hình ảnh kinh đô Thăng Long.
Ba bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” dẫu mang sắc thái tình cảm và hình thức thể hiện khác nhau nhưng đều gặp nhau ở tấm lòng yêu quý, hoài vọng về kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ những tinh hoa và truyền thống quật khởi của dân tộc. Đó cũng chính là tấm lòng đối với non sông đất nước của ba nhà thơ.