Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh. Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.;
Tân Bộ trưởng Quốc phòng của Ukraine - Rustem Umerov - là ai?
Quyết định bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Ukraine về cơ bản được xem là một nỗ lực để chống tham nhũng. Nhưng việc bổ nhiệm ông Rustem Umerov, một người Tatar ở Crimea và là một người Hồi giáo, làm bộ trưởng mới, là một dấu hiệu cho thấy Ukraine kiên quyết lấy lại Crimea - vốn bị Nga cho sát nhập từ Ukraine năm 2014.
Những đồn đoán về việc thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Oleksii Reznikov từ tháng 11/2021, đã rộ lên trong nhiều tháng.
Trong khi ông này, về mặt cá nhân, không bị cáo buộc bất kỳ hành động sai trái nào, nhưng từ ngày đầu tiên Nga phát động chiến dịch xâm lược toàn diện vào Ukraine, người đàn ông là cánh tay phải của Tổng thống Zelensky được cho là không thể ngăn tham nhũng xâm nhập vào bộ máy của mình.
Những vụ bê bối về mua sắm quân sự và các cáo buộc hối lộ nhắm vào các quan chức tại các trung tâm nhập ngũ đã khiến ông bị tổn hại trong mắt xã hội Ukraine, hiện đang cần được nâng cao tinh thần sau cuộc phản công chậm hơn dự kiến.
Đó là khi ông Rustem Umerov xuất hiện.
Người đàn ông 41 tuổi này là một quan chức chính phủ năm ngoái đã lãnh đạo Quỹ Tài sản Nhà nước của Ukraine, nhưng được biết đến sau khi đàm phán với Nga và tổ chức các cuộc trao đổi tù nhân thành công.
Không phải là người hoàn toàn vô danh nhưng cũng phải là tâm điểm của truyền thông, ông là một người Tatar ở Crimea sinh ra trong hoàn cảnh lưu vong và là thành viên tích cực của cộng đồng dân tộc này, cố gắng khôi phục bản sắc văn hóa, và vị thế của mình trên thế giới.
Quan trọng hơn cả cho người Ukraine, ông chưa từng bị cáo buộc tham nhũng, tham ô hay trục lợi.
Ông Umerow bước vào chính trường năm 2019 khi ông tranh cử quốc hội với đảng 'Holos' theo chủ nghĩa cải cách, sau đó ông rời đảng để trở thành một quan chức chính phủ.
Trước đó ông làm việc trong lĩnh vực tư nhân, ban đầu là viễn thông, sau đó là đầu tư.
Năm 2013 ông thành lập một chương trình từ thiện giúp đào tạo người Ukraine tại đại học danh tiếng Stanford tại Mỹ.
Nhưng phần quan trong là danh tính của ông được xác định là một người gốc Tatar ở Crimea và vai trò mà chúng có thể đóng trong ý định lấy lại Crimea của Ukraine.
Người Tatar ở Crimea là những người Thổ Nhĩ Kỳ bản địa sống tại quần đảo Crimea. Trong Thế chiến II, họ bị buộc tội hợp tác với Đức quốc xã và bị quân đội Liên Xô trục xuất về Trung Á.
Vào ngày 18/5/1944, một cộng đồng 200.000 người đã bị trục xuất trong một ngày. Các gia đình chỉ được cho vài phút để gói ghém đồ đạc rước khi bị chất lên các con tàu hỏa để bị đưa đi hàng ngàn kilomet.
Hàng ngàn người được cho là đã thiệt mạng trong quá trình vận chuyển này, hoặc ngay sau đó.
Không phải là nhóm dân tộc duy nhất bị đối xử như vậy dưới thời Joseph Stalin, người Tatar ở Crimea cũng mất hàng thập kỷ để cố gắng trở về quê hương.
Gia đình ông Rustem Umerov nằm trong số những người bị trục xuất và ông được sinh ra lưu vong tại Uzbekistan. Cuối những năm 1980, khi ông còn là một đứa trẻ, nhiều người Tatar ở Crimea, bao gồm gia đình ông, được phép trở về quê hương.
Trong nhiều năm, ông Umerov đã cố vấn cho ông Mustafa Dzhemilev, nhà lãnh đạo lịch sử của người Tatar ở Crimea, và bản thân ông là một trong những đại biểu của Qurultay - Quốc hội Crimean Tatar.
Ông cũng đồng chủ tọa hội nghị Crimea Platform, một sáng kiến ngoại giao quốc tế tập trung vào việc đàm phán với Nga sau khi nước này chiếm Crimea.
"Việc trục xuất người Tatar ở Crimea là một trong những tội ác tồi tệ nhất của chế độ Xô Viết," Umerov viết trên Liga.net năm 2021. "Nó được bắt đầu bởi những tên bạo chúa nắm quyền vào thời điểm đó để tiêu diệt cả một quốc gia."
Trong khi ông chỉ trích việc Nga cho sát nhập Crimea năm 2014, ông cũng bắt đầu đàm phán với Moscow về việc trả tự do cho một vài người Tatar Crimea, những người bị bắt giữ tại Crimea từ năm 2014 và đưa họ trở về Ukraine.
Nói với BBC ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu năm 2022, ông Umerov nói ông quyết tâm "tìm kiếm giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc xâm lược tàn bạo này."
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm Chủ Nhật, Tổng thống Zelensky khẳng định ông sẽ tìm cách có được sự phê chuẩn của quốc hội để đưa ông Umerov lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, và nói rằng chức vụ này "yêu cầu các cách tiếp cận và phương thức tương tác mới với cả quân đội và xã hội nói chung."
Hiện tại, một cuộc tấn công toàn diện vào Crimea có thể còn xa vời, và một số nhà quan sát đã miêu tả ý định lấy lại đường biên giới trước năm 2014 của mình, bao gồm bán đảo Crimea, là phi thực tế.
Nhưng việc Tổng thống Zelensky bổ nhiệm một người Crimea bản địa vào một vị trí quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý định này phát đi một thông điệp: Đây là ván cờ cuối cùng của Kyiv.
Theo Reuters, chuyến thăm Ukraine lần thứ tư của ông Austin - và có thể là lần cuối cùng với tư cách người đứng đầu Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Joe Biden - sẽ bao gồm các cuộc thảo luận chuyên sâu về nỗ lực của Washington nhằm giúp Kiev củng cố khả năng phòng thủ trước lực lượng Nga.
Tuy nhiên, chuyến thăm được cho là không đề cập tới bất kỳ thỏa thuận mới nào giữa Mỹ và Ukraine cũng như một số đề nghị lớn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền của mình” - ông Austin nói với các phóng viên trên chuyến tàu hỏa từ Ba Lan đến Ukraine trong đêm.
Ông Austin đến thăm Ukraine ngày 21-10. Ảnh: X
Chuyến thăm của ông Austin diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5-11. Ông nói: “Tôi đã nhận thấy sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ dành cho Ukraine trong hơn 2 năm rưỡi qua. Tôi hoàn toàn mong đợi rằng chúng ta sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng từ Quốc hội”.
Ông Austin cũng thừa nhận “cuộc chiến chống lại Nga là rất khó khăn”.
Tại Ukraine, ông Austin dự kiến gặp Tổng thống Zelensky và các quan chức quân sự cấp cao Kiev khác.
Tổng thống Zelenskiy gặp ông Austin lần gần đây nhất vào giữa tuần trước tại trụ sở NATO ở Brussels - Bỉ, nơi ông trình bày "kế hoạch chiến thắng" của mình. Khi được hỏi về “kế hoạch chiến thắng” này, ông Austin trả lời: "Quan điểm của tôi không phải là đánh giá công khai kế hoạch của ông ấy”.
Các chuyên gia cho rằng Kiev có thể cần phải bắt đầu đưa ra những quyết định khó khăn về cách sử dụng lực lượng đang dàn trải ở tiền tuyến, bao gồm cả việc liệu họ có giữ vững lãnh thổ ở khu vực Kursk của Nga hay không.
Ukraine hy vọng sẽ giành được thế chủ động trên chiến trường từ tay Nga, bao gồm cả việc chuyển hướng lực lượng của Moscow khỏi mặt trận phía Đông.
Theo một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, mặc dù cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Nga, khiến nước này bị cô lập hơn về mặt ngoại giao và gây thiệt hại cho quân đội Nga nhưng Moscow "chưa sẵn sàng từ bỏ". “Điều đó đặt một gánh nặng lớn lên người Ukraine” - quan chức giấu tên nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin phát biểu tại cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại Căn cứ không quân Ramstein, Đức. Ảnh: Getty
Chuyến thăm của ông Lloyd Austin diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Berlin để gặp các nhà lãnh đạo Anh, Đức và Pháp nhằm thảo luận về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine và kế hoạch chiến thắng 5 bước của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Ukraine, Rustem Umerov, để thảo luận về nhu cầu chiến trường của Ukraine. Chuyến thăm cũng là cơ hội để "lùi lại" và đánh giá mối quan hệ Mỹ - Ukraine trong suốt cuộc xung đột.
Ông Austin coi các liên minh đa quốc gia là một khía cạnh quan trọng trong di sản của ông với tư cách là bộ trưởng quốc phòng, đặc biệt là Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine - một liên minh gồm 57 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) được lập ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát để phối hợp viện trợ quân sự cho Kiev.
“Thật tuyệt vời với những gì Ukraine đã làm được. Tất nhiên, họ có thể làm được điều đó vì thực tế là chúng tôi đã hỗ trợ họ ngay từ đầu và tập hợp được khoảng 50 quốc gia để trở thành một phần của sự hỗ trợ đó”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói với giới báo chí.
Tuy nhiên, hiện Ukraine thấy mình đang ở trong một vị thế ngày càng khó khăn. Bất chấp sự hỗ trợ của Washington, lực lượng Nga vẫn tiếp tục tiến vào miền Đông Ukraine và Kiev phải chuẩn bị trước các cuộc tấn công mới của Mátxcơva vào lưới điện khi mùa đông cận kề.
Tình hình có thể trở nên không chắc chắn hơn nữa vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5-11 có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự ủng hộ của Washington.
Người ta lo ngại rằng nếu ứng viên Donald Trump đánh bại đối thủ đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, và trở lại Nhà Trắng, ông có thể sẽ rút lại sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine và buộc nước này phải đưa ra những nhượng bộ không mong muốn. Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm góc tin tưởng rằng, Washington và các đồng minh sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Ukraine trong năm tới, bất kể ai nắm quyền.