a. Tính cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2000 đến 2020 của Liên bang Nga: Để tính cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Liên bang Nga trong giai đoạn 2000 - 2020, ta thực hiện như sau:- Tính tổng giá trị xuất nhập khẩu từng năm bằng cách cộng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.- Tính cơ cấu giá trị xuất khẩu bằng công thức: (Giá trị xuất khẩu / Tổng giá trị xuất nhập khẩu) x 100.- Tính cơ cấu giá trị nhập khẩu bằng công thức: 100% - Cơ cấu giá trị xuất khẩu.- Ta có bảng số liệu sau:
Phí Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Là Gì?
Bảo hiểm hàng hóa (Insurance) là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế trong đó người được hưởng bảo hiểm phải có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã được quy định. Ngược lại, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro được thống kê cụ thể trong điều khoản bảo hiểm.
Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hoá được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò cuả bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét.
»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Học thực chiến cùng chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm
Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra. Thực chất phí bảo hiểm lớn hay nhỏ thường căn cứ vào giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức sau:
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Tiền hàng, F: Cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
CIF: là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm.
R: là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có).
Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EXW, CFR (CNF)…
Cụ thể, công thức tính phí bảo hiểm hàng XNK các loại giá trên như sau:
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thoả thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB.
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá EXW là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của người bán. Thoả thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EXW hoặc 110% trị giá EXW.
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá hàng hoá (FOB hoặc EXW) và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.
Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc 110% CFR (110% CNF), hoặc nếu tham giá bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc CNF để tính trị giá CIF.
Ví dụ về cách tính bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:
Công ty A nhập khẩu 15.000MT phân bón đóng bao DAP giá FOB (Indonesia) là 200 USD/tấn. Cước vận tải về cảng Cát Lái: 10 USD/tấn. Lô hàng được vận chuyển trên tàu STARSHIP URSA (tuổi tàu 25 tuổi). Lô hàng tham gia bảo hiểm 110%CIF Cát Lái theo điều kiện (Clause) A. Tính tổng phí bảo hiểm Công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên.Cách tính phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu như sau:
+ Tổng giá FOB của lô hàng: 200 USD x 15.000MT = 3,000,000 USD (C)
+ Tổng cước vận tải phải trả: 10USD x 15.000MT = 150,000 USD (F)
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A, giả sử = 0,30%
+ Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí chính + phụ phí (nếu có). Giả sử không tính phụ phí.
+ Quy đổi thành giá CIF (nếu có):
CIF = (C + F)/(1-R) = 3,150,000/0,7 = 4,500,000 USD
+ Số tiền bảo hiểm = 110% CIF = 4,500,000 x 110% = 4,950,000 USD
+ Phí hàng hoá = STBH x R = 4,950,000 USD x 0,30% = 14,850 USD
+ Phí tàu già (tỷ lệ phí tàu 25 tuổi, hàng rời là 0,125%)
Phí bảo hiểm = 4,950,000 USD x 0,125% = 6,187.5 USD.
Thực chất, phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được các bên cung cấp bảo hiểm tư vấn và tính chi phí cho bên mua bảo hiểm. Mặc dù vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ về các tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp và có sự dự trù các chi phí về bảo hiểm hàng hóa.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Đơn vị hàng đầu đào tạo xuất nhập khẩu thực tế tại Hà Nội & TPHCM.
Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người chưa biết gì: 0904848855/0966199878
Từ khóa liên quan: Phí bảo hiểm hàng hóa là gì? Bài tập tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,
Tính Phí Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
Trước khi tìm hiểu về việc tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào, bạn cần biết 2 khái niệm quan trọng về bảo hiểm là giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
Thông thường giá trị bảo hiểm hàng hóa sẽ được tính theo giá CIF trong Incoterms.
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá tại cảng đi “C” cộng với phí bảo hiểm “I” và cước phí vận chuyển đến cảng “F” tức là bằng giá CIF. Ngoài ra để thoả mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của họ, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại.
Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia có thể mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm dưới giá trị) hoặc mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm trên giá trị).
Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn thực chất chỉ là bảo hiểm phần lãi dự kiến. Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi ro cùng một giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều công ty thì trách nhiệm của các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo hiểm. Như vậy, số tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm của các công ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm.