Chuyên trang giải trí của VnExpress
Đệm phụ Thị trong họ tên Băng Trinh có 4 chữ
Nếu bạn để ý sẽ thấy trong phần trên, chúng tôi 2 lần nhắc đến tên Nguyễn Thị Băng Trinh (họ Nguyễn liên kết ở đây chỉ là ví dụ, nó có thể là bất kỳ họ nào khác, điều bạn cần quan tâm ở đây là dạng họ tên 4 chữ), điều đó là có chủ ý, vì đệm Thị trong họ tên 4 chữ vẫn rất phổ biến, đầy sức mạnh, và hiệu quả trong biểu trưng giới.
Về mặt thống kê: trong số nữ giới tên Băng Trinh có họ tên 4 chữ thì đệm phụ Thị ước tính chiếm 71% trên tổng số, còn lại, tất cả các đệm phụ khác là 29%.
Như vậy tỷ lệ đệm phụ Thị trong trường hợp này là rất cao, nhưng đây không phải trường hợp quá hiếm gặp, có nhiều họ tên 4 chữ ở nữ giới có tỷ lệ trên 70% sử dụng đệm phụ Thị.
Đây là cơ hội để ba mẹ tìm kiếm các đệm phụ khác nhằm tạo dấu ấn riêng, nhưng nếu cảm thấy chọn lựa quá khó khăn, quay lại với Thị cũng là giải pháp nhanh gọn, đạt yêu cầu.
Tất cả các đệm phụ khác ở đây (29%) bao gồm bất kỳ đệm phụ nào khác với đệm phụ Thị, trong đó ngoài các đệm phụ kể trên, nó còn bao gồm đệm phụ dạng họ mẹ mang màu sắc rất riêng, mà chúng tôi sẽ trình bày với các bạn ngay bên dưới.
Lưu ý: với tên 4 chữ, mặt ngữ âm cũng quan trọng, do vậy ba mẹ nên đọc thử các tên lên để tránh các phối hợp trúc trắc, không thuận.
Ghi chú: các họ kết hợp khác nhau là ngẫu nhiên cho sinh động, không có hàm ý là chỉ họ đó kết hợp với đệm - tên như vậy thì mới hay.
Đặt tên con mang cả họ bố và mẹ
Có một tỷ lệ đáng kể họ tên 4 chữ là sử dụng họ mẹ làm đệm cho tên con. Ở đây họ mẹ được gọi chung là đệm phụ, hay chính xác hơn là đệm phụ dạng họ.
Cấu trúc: họ bố + họ mẹ + Băng Trinh
Đây là xu hướng tương đối mới trong vài chục năm gần đây, nhưng tăng trưởng dần theo thời gian và không phải hiện tượng nhất thời.
Ví dụ biểu đồ bên dưới (thông số trung bình gần đúng của cả nước) cho thấy mức độ phổ biến của họ Nguyễn trong vai trò đệm phụ ở họ tên nữ giới 4 chữ (tính theo tỷ lệ %, chẳng hạn 2% nghĩa là cứ 100 nữ giới họ tên bốn chữ thì có 2 người dùng đệm phụ là Nguyễn):
Các thông số trên thay đổi rất mạnh (đặc biệt là ở nữ giới, còn nam ổn định hơn) tùy vào khung thời gian và vùng địa lý khảo sát, chẳng hạn vẫn ở nữ, cũng là đệm dạng họ Nguyễn thì lại có tỷ lệ như biểu đồ bên dưới (2007 - 2011, khu vực Sài Gòn chiếm phần lớn).
Lưu ý: 2 biểu đồ trên thống kê chung cho tất cả họ tên 4 chữ với giới tương ứng ở đệm dạng họ cụ thể, chứ không phải thống kê cho riêng tên Băng Trinh.
Chỉ các tên vốn có khả năng phân biệt giới tốt thì mới có thể ghép thêm họ mẹ vào mà vẫn ổn, và tên Băng Trinh đáp ứng được tiêu chí đó.
Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số họ tên như vậy.
Nhận xét một cách công bằng thì đệm phụ dạng họ nhìn chung không đẹp, bay bổng bằng các đệm phụ khác được lựa chọn cẩn thận.
Tuy nhiên đệm phụ cho tên con dạng họ mẹ đem đến ý nghĩa và cảm xúc đặc biệt cho người sinh ra bé, cái mà các đệm khác không thể làm được.
Nói về độ dài, các họ ngắn gọn có ưu thế làm đệm phụ hơn, vì nó giúp hạn chế việc họ tên 4 chữ có quá nhiều ký tự, chẳng hạn như các họ: Lê, Vũ, Võ, Hồ, Đỗ, Ngô, Phan,...
Nói về ý nghĩa, các họ mà mang thêm nghĩa (tức là có nghĩa trong từ điển) như Vũ, Võ, Hoàng, Huỳnh, Mai, Đào, Đinh,... có khả năng phổ biến và cũng dễ khu trú vào giới đặc trưng hơn.
Chẳng hạn Võ, Đinh nam hay dùng, còn Mai, Đào nữ hay dùng, có lý do như vậy vì các nghĩa này mang đặc trưng giới.
Cuối cùng nếu bạn muốn tham khảo thêm các tên 4 chữ khác hay cho nữ thì nó ở đây, gần cuối bài.
để biết thêm về cách sửa đổi mục từ.)
Trọng Trinh (sinh ngày 9 tháng 1 năm 1957) là một nam diễn viên, đạo diễn người Việt Nam. Ông từng tham gia rất nhiều bộ phim, và được xem là một trong những nghệ sĩ gạo cội của điện ảnh Việt Nam. Ông đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2019.[1]
Trọng Trinh tên đầy đủ là Nguyễn Trọng Trinh, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1957 tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha ông là một cán bộ của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), vì vậy gia đình ông sống trong một khu tập thể dành cho văn nghệ sĩ. Từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với nghệ thuật sân khấu.[3] Ông đã thi đỗ vào lớp diễn viên sân khấu khoá 1 của Nhà hát Kịch Trung ương và tốt nghiệp loại ưu với vai diễn Côlêxốp trong vở kịch "Cuộc chia tay tháng 6" do Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi dàn dựng.[4][5]
Ngày 8 tháng 9 năm 1982, 8 ngày sau khi ra trường, ông và 3 người bạn khác là các Nghệ sĩ Nhân dân Trung Anh, Đỗ Kỷ, Quốc Khánh và Việt Thắng đã cùng nhau nhập ngũ trong giai đoạn Xung đột Việt–Trung 1979–1991.[6] Sau 3 tháng được được huấn luyện ở Quảng Ninh, cả bốn người được phân về Đại đội Vệ binh Sư đoàn 323. Trong quá trình huấn luyện trong quân ngũ, 4 nghệ sĩ đã thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ từ cấp trung đoàn đến đặc khu, giành giải Nhì trong hội diễn nghệ thuật toàn quân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho đặc khu Quảng Ninh. Mặc dù không được đào tạo chuyên nghiệp nhưng Trọng Trinh đã đứng ra biên đạo múa cho Sư đoàn.[7]
Đầu năm 1984, ông cùng 3 người bạn được mời tham gia bộ phim về đề tài chiến tranh mang tên "Trừng phạt" của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp.[8] Về sau, ông còn từng tham gia các bộ phim khác của đạo diễn Bạch Diệp như Hoa ban đỏ, Lặng lẽ tuổi trăng tròn, Nguyễn Thị Minh Khai.[9] Đến cuối năm, do có nhiều thành tích và nhu cầu từ các đơn vị nghệ thuật, 4 người được cấp trên cho phép ra quân sớm hơn dự định để phục vụ công tác biểu diễn.[10]
Từ sau khi xuất ngũ, ông gây ấn tượng với khán giả qua nhiều vai diễn trong các vở kịch sân khấu như Hão, Nhân danh công lý, Ngụ ngôn năm 2000. Đến năm 1989, ông tiếp tục gây ấn tượng mạnh với khán giả nhờ vai chiến sĩ công an Nam Hà trong bộ phim điện ảnh Săn bắt cướp của đạo diễn Trần Phương.[11] Trong thập niên 1980 và 1990, thời kỳ bùng nổ của phim video, ông đã tham gia nhiều bộ phim như Hai năm nữa anh về, Người đàn bà nghịch cát, Gánh hàng hoa, Người rừng.[12] Năm 2004, ông đảm nhiệm vai Lâm, một trong ba nhân vật chính, trong bộ phim Tiếng cồng định mệnh. Đây là một bộ phim sử thi gây được tiếng vang lớn thời bấy giờ của Hãng phim Quân đội nhân dân Việt Nam.[13]
Từ giữa thập niên 1990, ông liên tiếp tạo ra dấu ấn trong nhiều bộ phim được chiếu trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, như vai diễn Tổng Bí thư Lê Hồng Phong trong một bộ phim về nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai vào năm 1996 hay bộ phim Gió qua miền tối sáng về đề tài HIV/AIDS vào năm 1998.[14] Từ những năm đầu thế kỷ 20, ông trở thành một trong những gương mặt quen thuộc của khán giả Đài Truyền hình Việt Nam thông qua những vai diễn có tính "đào hoa".[15] Ông liên tiếp góp mặt trong nhiều bộ phim được yêu thích của VTV như Mưa bóng mây,[16] Nhật ký Vàng Anh, Khúc hát mặt trời,[17] Tuổi thanh xuân, Tình khúc bạch dương, Chạy trốn thanh xuân.[18]
Từ năm 2019, các bộ phim ông đóng vai quan trọng đều gây được tiếng vang lớn trong dư luận Việt Nam như Nàng dâu order,[19] Tình yêu và tham vọng,[20] Lửa ấm,[21] đặc biệt là Sinh tử và Hãy nói lời yêu. Sinh tử là một bộ phim chính luận thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự nổi tiếng.[22][23] Ngay từ khi ra mắt, bộ phim đã nhận được sự quan tâm đặc biệt khi làm về đề tài chống tham nhũng và có sự tham gia của nhiều diễn viên gạo cội.[24] Trong Sinh tử, ông vào vai nhân vật chính là Bí thư Thành ủy Văn Thành Nhân.[25] Theo Trọng Trinh, đây là "vai diễn khó học lời thoại nhất" trong sự nghiệp diễn viên của ông.[26] Trong suốt quá trình công chiếu, bộ phim luôn nhận được sự chú ý từ dư luận bởi tính thời sự cao.[27][28]
Hãy nói lời yêu là một bộ phim xoay quanh những mối quan hệ gia đình. Nhân vật ông Tín do Trọng Trinh thủ vai đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều mâu thuẫn và đẩy bộ phim lên cao trào.[29] Bên cạnh việc nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả thì bộ phim cũng gây nhiều tranh cãi khi nội dung dần trở nên quá bi kịch về cuối.[30]
Năm 1997, ông cho ra mắt bộ phim "Mưa dầm ngõ nhỏ", đây là tác phẩm đầu tiên của ông với vai trò đạo diễn.[31] Mặc dù chỉ mới vào nghề đạo diễn thời gian ngắn, nhưng ông đã nhanh chóng đạt được Giải Vàng trong Liên hoan Phim truyền hình Toàn quốc năm 1998 nhờ bộ phim Sân tranh.[32] Sau đó, ông liên tục gây ấn tượng với khán giả thông qua nhiều bộ phim như Sang sông, Ban mai xinh, Cầu vồng tình yêu. Đặc biệt là từ năm 1999, ông liên tiếp làm đạo diễn và tham gia diễn xuất cho nhiều bộ phim thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự nổi tiếng như: Nước mắt của mẹ, Phía sau một cái chết, Tên sát nhân có tài mở khóa. Cũng từ năm 1999, nhiều bộ phim của ông đã trở thành một phần được chờ đợi trong chương trình giải trí vào dịp Tết Nguyên Đán như Theo dấu bích đào, Mừng tuổi, Thế mới là cuộc đời, Đáo Xuân hay Khi tivi nhà tắt tiếng. Năm 2005, ông trở thành đạo diễn của Ban mai xanh, bộ phim đầu tiên mà hai hãng truyền hình lớn của Việt Nam là Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam và Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác sản xuất.[33]
Năm 2011, ông cho ra mắt bộ phim Cầu vồng tình yêu được chuyển thể từ bộ phim Vinh quang gia tộc nổi tiếng của Hàn Quốc. Mặc dù là phim chuyển thể, nhưng vì có nội dung bám sát vào văn hóa của người Việt mà bộ phim đã nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp người xem.[34][35] Không chỉ hấp dẫn người xem mà bộ phim còn từng giữ nhiều kỷ lục nhất trong số những dự án mà Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam từng sản xuất, trong đó có kỷ lục bộ phim dài nhất với thời lượng lên đến 85 tập và thu âm trực tiếp toàn bộ phim.[36]
Năm 2016, bộ phim Zippo, mù tạt và em do ông đạo diễn đã thu hút được nhiều sự chú ý từ giới trẻ Việt Nam ngay khi mới lên sóng.[37][38] Bộ phim đã giành được gần 10 giải thưởng và đề cử ở nhiều hạng mục khác nhau của nhiều lễ trao giải lớn ở Việt Nam, đặc biệt là giải Cánh Diều Vàng cho Phim truyền hình dài tập và giúp Trọng Trinh chiến thắng hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất.[39] Đến năm 2018, bộ phim Cả một đời ân oán của ông cùng đạo diễn trẻ Bùi Tiến Huy tiếp tục tạo nên một "cơn sốt" trong dư luận Việt Nam.[40] Ngoài những bộ phim truyền hình, Trọng Trinh còn là đạo diễn cho chương trình thực tế Bố ơi! Mình đi đâu thế? (phiên bản Việt Nam).[41]
Trước khi về hưu vào 2018, ông giữ vai trò Trưởng phòng Nội dung III của Hãng phim Truyền hình Việt Nam.[42] Tháng 7 năm 2018, ông là 1 trong 4 đạo diễn của Đài truyền hình Việt Nam được đưa vào danh sách xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân,[43][44] đến tháng 8 năm 2019 thì Chủ tịch nước Việt Nam chính thức có quyết định trao tặng ông danh hiệu này.[45][46] Tháng 3 năm 2019, Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam lần đầu tiên phối hợp với báo Sinh viên Việt Nam tổ chức tuyển chọn diễn viên từ sinh viên tại Hà Nội. Trọng Trinh và một số Nghệ sĩ Nhân dân khác đã đảm nhận vai trò giám khảo trong đợt truyển chọn này.[47]
Trọng Trinh và người vợ đầu tiên có với nhau 2 người con trai nhưng đến năm 2008 thì hai người kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài hơn 20 năm. Sau một thời gian, ông quen người vợ hiện tại là Lan Phương thông qua sự giới thiệu từ bạn bè.[175] Năm 2011, Trọng Trinh kết hôn lần hai với người vợ nhỏ hơn mình 16 tuổi.[176][177]