Từ Chuyên Ngành Marketing

Từ Chuyên Ngành Marketing

Sinh viên chuyên ngành Truyền thông marketing được đào tạo và chuẩn bị để có khả năng và cơ hội hoạt động như là những chuyên viên và nhà quản trị truyền thông marketing trong ba nhóm tổ chức khác nhau gồm (1) các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ (2) các công ty quảng cáo và truyền thông (Agency) (3) các tổ chức nhà nước và phi chính phủ với những lĩnh vực đa dạng sau: + Lĩnh vực quảng cáo (Advertising): Hoạt động trong các công ty truyền thông, các công ty quảng cáo cũng như các tổ chức có tham gia trong lĩnh vực quảng cáo với các vị trí như giám đốc quảng cáo, giám đốc sáng tạo, chuyên viên sáng tạo quảng cáo, chuyên viên khai thác quảng cáo, chuyên viên kinh doanh quảng cáo, account coordinator, media director, media coordinator, media buyer, copywriter … + Lĩnh vực marketing trực tuyến (Online Marketing Jobs): hoạt động trong các doanh nghiệp, phụ trách các hoạt động marketing trực tuyến và trong các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông trực tuyến với 4 nhóm công việc: marketing qua mạng, marketing kỹ thuật số, marketing mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến … + Lĩnh vực quan hệ công chúng (Public Relations): Hoạt động trong các doanh nghiệp và phụ trách các hoạt động về quản trị công chúng, truyền thông tổ chức tại các vị trí công việc như chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên tổ chức sự kiện, nhà hoạch định sự kiện, quản trị truyền thông tổ chức … + Lĩnh vực truyền thông thương hiệu (Corporate & Brand Communication): Hoạt động trong các doanh nghiệp và phụ trách các hoạt động truyền thông thương hiệu công ty, sản phẩm với các vị trí như giám đốc truyền thông, giám đốc truyền thông thương hiệu, chuyên viên truyền thông thương hiệu, chuyên viên tư vấn truyền thông chiến lược, chuyên viên thiết kế ấn phẩm thương hiệu … + Lĩnh vực khuyến mãi chiêu thị (Promotion): Hoạt động trong các doanh nghiệp và phụ trách việc lập kế hoạch và quản trị các chương trình khuyến mãi với các vị trí như chuyên viên quản trị khuyến mãi, quản trị viên chiêu thị … + Lĩnh vực bán hàng (Sales): Hoạt động trong các doanh nghiệp và phụ trách các hoạt động quản trị lực lượng bán, bán hàng trực tiếp .v.v. với các vị trí công việc như: nhân viên bán hàng, quản trị bán hàng, đại diện bán hàng … Các cơ hội phát triển nghề nghiệp và cá nhân: Sinh viên ngành Truyền thông Marketing được đào tạo và chuẩn bị các kiến thức và năng lực cần thiết để có thể phát triển theo các mức độ thăng tiến nghề nghiệp trong các tổ chức từ nhân viên truyền thông marketing (marketing communication officer) đến các cấp quản trị trung gian (marketing communication manager) và quản trị cấp cao (marketing communication director). Ngoài ra, những sinh viên theo học chuyên ngành Truyền thông marketing cũng được trang bị những kiến thức cần thiết cho việc theo học các bậc học cao hơn trong lĩnh vực Marketing.

Từ vựng chuyên ngành Marketing – lĩnh vực Digital Marketing (2)

Cùng ILA tiếp tục khám phá những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing trong lĩnh vực Digital Marketing (marketing số):

• Marketing analytics (noun): phân tích chỉ số marketing/tiếp thị

• Impression (noun): số lượt hiển thị

• Social media (noun): truyền thông nền tảng mạng xã hội

• Paid media (noun): truyền thông trả phí

• Owned media (noun): truyền thông do chính thương hiệu sở hữu

• Remarketing (noun): tiếp thị lại

• Search Engine Optimization – SEO (noun): quy trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

• Target audience (noun): khách hàng mục tiêu

Ví dụ về các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing trong lĩnh vực Digital Marketing:

• Website is an effective owned media for businesses. (Website là kênh truyền thông sở hữu hiệu quả của doanh nghiệp).

• Clara needs to research the market carefully to clearly understand the target audience of this project. (Clara cần nghiên cứu kỹ thị trường để hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của dự án này).

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing – Lĩnh vực content (1)

Cùng khám phá một số từ tiếng Anh chuyên ngành Marketing trong lĩnh vực content (nội dung) để có thể giúp bạn tìm kiếm tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Marketing, trao đổi với khách hàng và đồng nghiệp dễ dàng hơn nhé:

• Affiliate marketing (noun): tiếp thị liên kết

• Alt text (noun): văn bản thay thế

• Anchor text (noun): văn bản neo

• Blog article (noun): bài viết trên blog

• Celebrity driven content (noun): nội dung điều hướng đến sao nổi tiếng

• Conversion (noun): sự chuyển đổi → conversion rate (noun): tỷ lệ chuyển đổi

• Copyright (noun): bản quyền, quyền tác giả

• Dynamic content (noun): nội dung chuyển động

• Edit (verb): chỉnh sửa (bài viết, hình ảnh, video…)

• Google Analytics (noun): công cụ phân tích số liệu website của Google

• Hyperlink (noun): siêu liên kết

• Influencer (noun): người có sức ảnh hưởng → influencer marketing: Marketing dựa trên người có sức ảnh hưởng

• Infographic (noun): đồ họa thông tin

• Key opinion leader – KOL (noun): người dẫn dắt tư tưởng

• Key opinion consumer: người tiêu dùng có sức ảnh hưởng đến thị trường

Ví dụ về các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing trong lĩnh vực content:

• Sabrina only has 30 minutes left to complete a blog article for her new brand. (Sabrina chỉ còn 30 phút để hoàn thành một bài viết blog cho thương hiệu mới của mình).

• Tom is trying to edit the video in time for tomorrow morning’s deadline. (Tom đang cố gắng chỉnh sửa video kịp thời hạn vào sáng mai).

Review ngành Marketing trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM): Tại sao rất nhiều người “đâm đầu” vào?

Là một trong những ngành mũi nhọn của trường Đại học Tài chính – Marketing, ngành Marketing là ngành học cực kỳ “hot” trong vài năm gần đây ở nước ta. Mặc dù khái niệm marketing đối với nhiều bạn trẻ vẫn còn khá mơ hồ nhưng ngày càng có nhiều người lựa chọn ngành học này khi nhận ra được vai trò và tầm quan trọng của marketing trong kinh doanh. Vậy marketing là gì? Tại sao lại có nhiều người “đâm đầu” vào đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành Marketing là một trong những ngành mũi nhọn của trường Đại học Tài chính – Marketing

Marketing là một công cụ không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng để thu hút họ đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ. Mục đích của Marketing là thu về giá trị lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu cao nhất của Marketing là trở thành chiếc cầu nối vững chắc giữa công ty với khách hàng mục tiêu.

Nhiều bạn thường bị nhầm Sale với Marketing. Tuy nhiên, công việc của hai bộ phận này trong một doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Bộ phận Sale hay còn gọi là bộ phận kinh doanh, là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng và “chốt đơn” để mang về doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Trong khi đó, công việc của bộ phận marketing chỉ là công tác cầu nối giúp khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó họ liên hệ với doanh nghiệp và được bộ phận sale tư vấn và chốt đơn. Các công việc cơ bản của một người làm marketing gồm tiếp thị sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Hiện nay, Marketing bao gồm Marketing truyền thống và Digital Marketing.

Marketing truyền thống là các phương án tiếp thị cũ như gọi điện thoại, phát tờ rơi, in ấn catalogue, gửi thư trực tiếp, diễn thuyết tại hội thảo, triển lãm thương mại, tài trợ chương trình sự kiện và hội chợ.

Digital Marketing là việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số và công nghệ kỹ thuật để tiếp thị như quảng cáo google và facebook, email marketing, website, vân vân và mây mây…

Không cần nói thì chắc ai cũng biết trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay, Digital Marketing chính là hướng đi chính cho người làm marketing.

Một số từ vựng chuyên ngành Marketing chung phổ biến (1)

Một số từ vựng chuyên ngành Marketing mà bạn cần nắm nếu muốn “dấn thân” vào lĩnh vực này như:

• Advertisement (noun): quảng cáo

• Advertising agency (noun): công ty quảng cáo

• Brand awareness (noun): nhận thức về thương hiệu

• Brand identity (noun): bộ nhận diện thương hiệu

• Community channel (noun): kênh truyền thông

• Consumer location (noun): vị trí của người tiêu dùng

• Customer lifetime value – CLV: giá trị vòng đời của khách hàng

• Demographic environment (noun): môi trường nhân khẩu học

• Direct marketing (noun): marketing trực tiếp/tiếp thị trực tiếp

• E-commerce (noun): thương mại điện tử

• Exclusive distribution (noun): sự phân phối độc quyền

• Marketing niche (noun): thị trường ngách

• Market research (noun): nghiên cứu thị trường

Ví dụ các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing:

• Kenny has worked at an advertising agency for 4 years. (Kenny đã làm việc tại một công ty quảng cáo được 4 năm).

• E-commerce is one of the trending fields of the current job market. (Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực xu hướng của thị trường việc làm hiện nay).