Trạm Y Tế Vĩnh Thọ

Trạm Y Tế Vĩnh Thọ

Số điện thoại: 028 3930 9912   - Email: [email protected]

THÔNG TIN BỆNH VIỆN, PHÒNG KHÁM TRÊN MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN

Tiếp cận bác sĩ, cơ sở y tế nhanh nhất, phù hợp nhất.

Thực hiện chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đề nghị Trung tâm y tế dự phòng/kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố tạm dừng tiêm chủng thường xuyên 15 ngày kể từ ngày 1-4.

Trước đây, Trạm Y tế xã Vĩnh Lộc A (huyện Hồng Dân) là cơ sở y tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh. Nhưng kể từ khi được công nhận đạt chuẩn năm 2012 và được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2014, đây được xem là bước ngoặt để trạm ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương.

Khám và điều trị cho bệnh nhân tại Trạm Y tế xã Vĩnh Lộc A. Ảnh: M.H

Hiện nay, cơ sở vật chất của trạm được sửa chữa, xây dựng khá hoàn thiện gồm: phòng làm việc, phòng khám bệnh và điều trị, phòng khám lao… cùng một số hạng mục phụ khác như: vườn thuốc nam, nhà công vụ, hệ thống xử lý rác thải… Các công trình đã đưa vào hoạt động, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn.

Tháng 7/2015, Trạm y tế được đoàn phúc tra Sở Y tế công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2014. Đây là niềm vui không chỉ của tập thể cán bộ, y, bác sĩ tại trạm mà đó còn là niềm vui chung của người dân trong xã. Vì từ đây, người dân mắc một số bệnh thông thường không cần phải di chuyển xa đến trung tâm huyện mà có thể điều trị tại chỗ, đỡ tốn kém chi phí và thời gian. Ông Ngô Hoàng Lực (ấp Ba Đình, xã Vĩnh Lộc A) bày tỏ: “So với trước đây, trạm y tế hiện nay được đầu tư xây dựng khang trang hơn. Đội ngũ y, bác sĩ của trạm phục vụ tận tình, chu đáo. Tôi cảm thấy yên tâm khi đến đây để chăm sóc sức khỏe”.

Trạm Y tế xã Vĩnh Lộc A hiện có 2 bác sĩ, 3 y sĩ, 1 dược sĩ, 1 nữ hộ sinh và 2 tập sự. Các bộ phận chức năng làm việc tại trạm đều đảm bảo theo quy định. Ngoài ra, 100% các ấp trong xã đều có lực lượng cộng tác viên y tế và được Trạm y tế xã tập huấn nghiệp vụ thường xuyên nên đảm bảo tốt cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ngay tại địa phương. Cùng với đó, trang thiết bị cũng được đầu tư khá hiện đại như: Bộ đỡ đẻ, máy đo điện tim, đường huyết, châm cứu… Trạm có đủ nhân lực, đảm bảo về trình độ, chuyên môn đúng quy định, có bác sĩ phục vụ tại trạm và có cơ cấu chuyên môn phù hợp. Theo thống kê, năm 2014 Trạm y tế đã thực hiện hơn 11.000 lượt khám, chữa bệnh, trong đó khoảng 65% lượt có thẻ bảo hiểm y tế. Hoạt động khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, các phương pháp không dùng thuốc cũng được chú trọng. Công tác giám sát nhiễm khuẩn, sơ cấp cứu bệnh nhân được kịp thời, không để xảy ra sơ sót trong chuyên môn. Bên cạnh đó, trạm còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm, cương quyết không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, thực hiện đạt các nhiệm vụ được giao về y tế dự phòng.

Bác sĩ Lâm Văn Tư, Trưởng trạm Y tế xã Vĩnh Lộc A phấn khởi nói:“Tập thể cán bộ, y, bác sĩ và người dân xã Vĩnh Lộc A rất vui mừng khi được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trạm. Đây là nguồn động viên to lớn để anh em tại trạm yên tâm công tác, phấn đấu làm tròn nhiệm vụ của mình là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân ngày càng được tốt hơn”.

Trưởng trạm: Bs.Mai Thị Phương Anh Phó trạm: Y sỹ Lê Ngọc Lan Điện thoại: 024.38685051 Email: [email protected] Địa chỉ: Số 5 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

1. Thực hiện chuyên môn kỹ thuật

– Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

– Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch.

– Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật.

– Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu.

– Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

– Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

– Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.

c) Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản

– Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường (nếu có).

– Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

d) Về công tác cung ứng thuốc thiết yếu

– Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định.

– Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

– Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế.

đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng

– Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính.

– Phối hợp cán bộ y tế học đường các trường học trên địa bàn phường thực hiện quản lý sức khỏe học sinh.

e) Công tác truyền thông và giáo dục sức khoẻ

– Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống.

– Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động nhân dân tham gia thực hiện chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ; công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình.

f) Công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

– Tham mưu cho UBND phường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác Dân số – KHHGĐ theo tuần, tháng, quý, năm.

– Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số – KHHGĐ, thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phân tuyến kỹ thuật và theo qui định của pháp luật.

g) Công tác An toàn vệ sinh thực phẩm

– Triển khai các hoạt động chuyên môn phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn phường.

– Phối hợp với các lực lượng chức năng của phường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn các qui định về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp.

2. Hướng dẫn hoạt động cho đội ngũ cộng tác viên y tế

– Căn cứ vào thực tế trong công tác y tế của địa phương để đề xuất UBND phường thành lập đội ngũ công tác viên y tế phù hợp.

– Hướng dẫn cộng tác viên y tế triển khai các hoạt động trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tổ chức giao ban định kỳ, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ cộng tác viên y tế.

3. Hướng dẫn hoạt động cho đội ngũ cộng tác viên dân số

– Hướng dẫn cộng tác viên dân số lập chương trình công tác tuần, tháng, năm; thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ, thu thập số liệu về DS-KHHGĐ, lập báo cáo tháng, lập các sơ đồ, biểu đồ quản lý các chỉ tiêu DS-KHHGĐ của phường.

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên dân số; Tổ chức giao ban cộng tác viên dân số hàng tháng để đánh giá kết quả hoạt động.

– Hướng dẫn cộng tác viên phương pháp tuyên truyền, vận động, tư vấn các các hoạt động dân số và phát triển.

4. Tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân

– Tham gia, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

– Phát hiện, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trường hợp vi phạm trong hoạt động hành nghề y – dược tư nhân (hành nghề không phép hoặc ngoài phạm vi chuyên môn, kỹ thuật được cấp phép) trên địa bàn.

5. Thường trực Ban Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe phường

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khoẻ, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn phường để tham mưu cho Ban Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe phường.

b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế quận phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

a) Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.

b) Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

c) Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến.

d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế giao.

THÔNG BÁO VÊ VIỆC KHÁM SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI THÁNG 7 NĂM 2024

Nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn phường Long Thạnh Mỹ

TTYT Thành phố Thủ Đức,UBND phường Long Thạnh Mỹ,Trạm y tế, Hội người cao tuổi, Công đoàn, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp phụ nữ, tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi ( từ đủ 60 tuổi trở lên).

Kính mời người cao tuổi đến khám lúc:

7 giờ 30 đến 11 giờ 30; Ngày 19 tháng 7 năm 2024.

Địa điểm: UBND PHƯỜNG LONG THẠNH MỸ

325  Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức,tp HCM

*Lưu ý: Khi đi khám sức khỏe cần mang theo CCCD, thẻ BHYT,Số điện thoại liên hệ.