Quy Tắc Phát Âm Phụ Âm Cuối Tiếng Hàn

Quy Tắc Phát Âm Phụ Âm Cuối Tiếng Hàn

→ Nếu bỏ âm cuối, tất cả các từ vựng trên được đọc là [faɪ]. Do đó bạn không thể phân biệt được người đối diện đang muốn đề cập đến vấn đề gì. Điều này rõ ràng gây bất tiện và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giao tiếp.

Dạng 1: những âm tồn tại trong tiếng Việt, nhưng không đứng cuối bao giờ

Trong tiếng Anh có nhiều phụ âm cũng tồn tại trong tiếng Việt, nhưng lại chỉ đứng ở đầu từ. Do đó, khi đặt những phụ âm này vào cuối từ, bạn sẽ dễ hoang mang không biết xử lý như thế nào. Ví dụ, trong tiếng Việt có âm /b/, nhưng âm này chỉ đứng ở đầu từ, chứ không đứng ở cuối từ bao giờ. Vì không biết cách phát âm, chúng ta thường có những cách xử lý rất “dị”, khiến người nghe không biết đâu mà lần, những âm này bao gồm:

Để tránh những lỗi này, các bạn không có cách nào khác ngoài việc phải làm chủ được toàn bộ các phụ âm (consonants) trong tiếng Anh, và phát âm chính xác.

Một trường hợp nữa là tiếng Anh có những “nguyên âm” có thể đi với “phụ âm” mà trong tiếng Việt mình không thấy bao giờ. Ví dụ: âm /k/ có thể đứng cuối trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Từ “Mac” (I like the Mac) – các bạn không gặp vấn đề gì với phát âm /k/ ở cuối trong từ “Mac” phải không? Nhưng tại sao nhiều người lại nói: like thành “lai” (thiếu âm /k/) vậy?

Vì âm /k/ đứng cuối tồn tại trong tiếng Việt nếu bạn kết hợp với âm /a/ – “mác” (gần giống âm /æ/ trong từ “Mac”); nhưng tiếng Việt lại chỉ có “lai”, chứ không có “lai-k” (like). Do đó, chúng ta thường gặp khó khăn với những kết hợp kiểu này.

Một trường hợp thú vị nữa, từ “time” thường được đơn giản đọc là “tam” (giống như “tiểu tam”). Cách phát âm gần chuẩn phải là “tai-m” (âm /t/ bật hơi, khác với tiếng Việt). Vậy, tại sao chúng ta không nói là “tai-m” mà lại nói thành “tam”? Đơn giản là cụm “ai-m” không tồn tại trong tiếng Việt.

Trường hợp thường xuyên gây khó khăn cho phát âm của người Việt là các nguyên âm đôi + phụ âm mũi (m, n, ng), ví dụ:

Để tránh các lỗi phát âm này, các bạn cần làm quen với các “âm tiết” bao gồm nguyên âm đôi + âm mũi, ví dụ: own /oʊn/ thì bạn phải phát âm chuẩn, hoặc nếu Việt hóa thì đọc “âu-n”, chứ không bỏ luôn âm /n/ ở đằng sau; hoặc không biến thành âm “ô”, đọc là “ôn”.

Các trường hợp khác nguyên lý tương tự, bạn cứ đọc đầy đủ nguyên âm đôi và ghép vào với phụ âm đứng sau là sẽ thành ra phát âm chuẩn.

Dạng 2: Những âm không tồn tại trong tiếng Việt

Có những âm tiếng việt không có, ví dụ như âm /z/ (rose, close (v), plays…). Những âm này gây ra rất nhiều khó khăn, vì phát âm được thì đã khó rồi, đằng này lại là 1 phụ âm “gắn” vào cuối của từ. Do đó, việc bạn gặp khó khăn với những phụ âm cuối kiểu này là rất dễ thông cảm:

–  Âm “th vô thanh ” /θ/ bị biến thành “t”: bath (bát), bathe (bết)…

–  Âm “th hữu thanh” bị biến thành “t” hoặc “đờ”: breathe (b-rít, hoặc “bri-đờ, hoặc bri-d)

– /s/ hoặc /z/ bị biến thành /t/ hoặc nuốt âm: kiss (kít), this (dít), rose (râu), is (i), was (were)…

– /ʃ/ hoặc /ʒ/ bị biến thành /t/: cash (két), massage (mát-xa)

– / tʃ/ /dʒ/ bị biến thành /t/, hoặc nuốt âm, hoặc đọc “Việt hóa”:, age (ết), each (ích – Việt hóa)

Hầu hết lý do chúng ta “Việt hóa” các âm này là vì không biết phát âm như thế nào (vì nó không tồn tại trong tiếng Việt). Cách để có thể xử lý tốt phụ âm cuối đầu tiên là phải làm chủ các âm IPA này, sau đó, khi chúng đứng ở cuối từ thì phát âm đầy đủ.

Quang tin chắc rằng, khi phát âm được từng âm (ví dụ /ʒ/), thì các bạn sẽ không gặp khó khăn khi phát âm từ “massage” chỉ vì âm /ʒ/ đứng ở cuối từ.

Trong tiếng Anh có cụm phụ âm đứng cuối /-mpts/ trong “attempts”, hay “ndz” như trong “friends”…

Những cụm phụ âm cuối này gây ra rất nhiều khó khăn cho người học. Để có thể phát âm được những cụm phụ âm dài, thông thường, chúng ta sẽ tách ra thành các cụm phụ âm nhỏ hơn. Mình sẽ giới thiệu 3 trường hợp cụm phụ âm cuối thường gặp:

Rất phổ biến trong tiếng Anh, ví dụ như âm /ks/ trong “six”, hoặc /sk/ trong “sick”. Thường gặp nhất có lẽ là trường hợp chia động từ ngôi thứ 3 số ít hoặc quá khứ, như: like – likes /ks/ – liked /kt/; hoặc danh từ số nhiều: apples /lz/, cups /ps/…

Trường hợp này, các bạn đơn giản là phát âm đầy đủ phụ âm cuối. Nếu bạn vẫn đang “vướng” một phụ âm nào đó trong cụm phụ âm, thì khi phát âm cụm phụ âm sẽ gặp khó khăn. Ví dụ, nếu bạn không thể phát âm chuẩn được “pull” thì rất khó phát âm được “pulls” /lz/.

Trường hợp cụm 3 phụ âm đứng cuối có thể gây nhiều khó khăn cho người học, gặp trường hợp này, các bạn có thể tách cụm phụ cuối âm thành 2 phần, với 1 phụ âm gắn liền với nguyên âm đứng trước, và 2 phụ âm đọc cùng lúc, giống như khi đọc cụm phụ âm:

Attempt /əˈtɛmpt/ – /əˈtɛm/ + /pt/

Trường hợp âm /t/, /d/, hoặc /θ/ kẹp giữa 2 âm trong cụm phụ âm, để tiện cho việc phát âm, người bản xứ thường “nuốt âm” với các âm này, ví dụ:

Costs /kɑsts/ – /kɑs/ (2 âm /s/ chập vào nhau làm 1, khi âm /t/ bị nuốt)

Như vậy, bạn chỉ cần xử lý được cụm 2 phụ âm đi kèm với nhau là sẽ phát âm chuẩn được những từ này.

Đôi khi, bạn sẽ gặp phải trường hợp có tới 4 phụ âm đứng cuối. Đừng ngại, thường một từ có tới 4 phụ âm đứng cuối bao gồm một từ gốc (có 3 phụ âm đứng cuối) và thêm s/z hoặc t/d.

Cách để phát âm rất đơn giản, bạn chỉ cần phát âm chuẩn từ gốc (theo hướng dẫn ở trên) và bổ sung thêm âm cuối /s/, /z/.

Lengths /lɛŋkθs/ – /lɛŋkθ/ + /s/ (bạn đọc từ “length” thật chuẩn, sau đó /s/ thêm 1 cái là được)

Worlds /wɜrldz/ – /wɜrld/ + /z/ (bạn đọc từ “world” thật chuẩn, sau đó /z/ thêm 1 cái là được)

Trong một số trường hợp, bạn có thể “nuốt âm” khi có âm /t/, /d/, hoặc /θ/ kẹp giữa 2 âm trong cụm phụ âm. Ví dụ:

Sixths /sɪksθs/ – /sɪks/ (âm /θ/ bị nuốt, 2 âm /s/ nối vào nhau).

Ví dụ, 5/6 (five sixths), mình chỉ cần nói “five siks” là người nghe sẽ hiểu

Khi bạn phát âm sai âm cuối, ví dụ fine – five – fight, bạn đều đọc là “phai”, thì đương nhiên hậu quả là người nghe sẽ không thể hiểu bạn nói gì.

Nhưng nếu bạn “biết sơ sơ” về âm cuối, và phát âm sai giữa các âm tương tự nhau, người nghe cũng sẽ nghe sai và không hiểu bạn nói gì, ví dụ, nếu bạn phát âm từ “fish” thành “fiss”, người nghe có thể “suy luận” thành một từ cũng tương đối phổ biến là “fist”. Hơn nữa, khi không cảm nhận âm cuối tốt, bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi nghe tiếng Anh vì không thể “giải mã” được từ khóa.

Một nhầm lẫn thường gặp liên quan tới âm cuối là giữa âm /s/ và âm /z/. Hai âm này khi đứng cuối hầu hết người Việt đều không biết, hoặc không để ý về sự khác biệt, nhưng nó có thể tạo ra nhầm lẫn và bối rối với người nghe, ví dụ như:

Thầy Quang hướng dẫn âm cuối /s/ và /z/

Một điều lý thú là, có một vài từ tiếng Anh khi là động từ thì âm cuối phát âm là /z/, còn danh từ/tính từ thì âm cuối sẽ phát âm là /s/, ví dụ:

Và còn rất nhiều các cặp “danh (tính) từ/ động từ” tương tự nữa, các bạn có thể tìm thêm không?

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu bạn phát âm sai, dù chỉ là những âm cuối “na ná” nhau, thì sẽ gây khó khăn cho người nghe đấy.

Âm /s/, /z/ đứng cuối làm thay đổi nghĩa của từ

Nói tiếng Anh chuẩn, nghe tiếng Anh tốt đôi khi bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Chú trọng vào âm cuối là một trong những điều rất nhỏ ấy. Hãy chống lại những “cám dỗ” của việc Việt hóa tiếng Anh một cách thành công.

Fanpage: MoonESL – phát âm tiếng Anh

Khóa học: Phát âm tiếng Anh – nói tự nhiên

Khóa học: Phương pháp luyện nghe sâu tiếng Anh