Tìm kiếm cơ hội sangNhật Bản làm việc đang là một lựa chọn phổ biến đối với nhiều lao động trẻ Việt Nam. Bên cạnh việc xem xét về mức lương và chi phí, thời gian làm việc là một yếu tố quan trọng mà các thực tập sinh đặc biệt quan tâm. Tham khảo hết bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các quy định về thời gian làm việc tại Nhật Bản.
Thời gian làm việc tiêu chuẩn khi đi XKLĐ Nhật Bản
Thời gian làm việc trong xuất khẩu lao động được tính từ thời điểm bắt đầu công việc đến khi kết thúc, không bao gồm thời gian nghỉ giải lao. Thời gian di chuyển không được tính vào thời gian làm việc. Theo tiêu chuẩn lao động, thời gian làm việc trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản không vượt quá 8 giờ mỗi ngày và không quá 40 giờ/tuần. Thông thường, người lao động sẽ có thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Tuy nhiên, thời gian làm việc có thể thay đổi tùy theo từng đơn hàng, có thể làm việc theo giờ hành chính hoặc theo ca làm việc.
Ở một số ngành nghề đặc thù, công việc mang tính thời vụ, luật lao động cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh. Thời gian làm việc ở những giai đoạn cao điểm có thể vượt quá 8 giờ/ ngày và 40 giờ/tuần trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên vẫn cần đáp ứng các nguyên tắc như:
Quy định về thời gian nghỉ ngơi, làm thêm cho TTS
Nếu người lao động làm việc vượt quá thời gian lao động quy định, sẽ được tính làm thêm giờ. Số giờ làm thêm không được vượt quá 50% tổng số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Hơn nữa, không được làm việc quá 12 giờ trong một ngày khi làm thêm vào các ngày nghỉ lễ, ngày Tết và các ngày nghỉ hằng tuần.
Các doanh nghiệp Nhật Bản phải cho TTS nghỉ ít nhất một ngày trong tuần theo điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ ngơi khi đi XKLĐ Nhật Bản được quy định như sau:
Bởi tính chất đặc biệt của công việc, trong trường hợp thời tiết quá nắng hoặc mưa quá nhiều, hoặc khi điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, người lao động có thể được cho phép nghỉ ngơi lâu hơn. Thời gian nghỉ này sẽ được quy định và phụ thuộc vào từng công việc cụ thể. Chính vì vậy, TTS khi đi làm việc tại Nhật cần phải tuân thủ theo đúng quy định của xí nghiệp.
Quy định về thời gian nghỉ lễ, nghỉ phép
Theo quy định pháp luật của Nhật Bản, người lao động được hưởng 15 ngày nghỉ lễ trong năm. Sau khi làm việc đạt từ 6 tháng trở lên, thực tập sinh sẽ được cấp phép nghỉ phép. Trong năm đầu tiên, thực tập sinh được hưởng 10 ngày nghỉ phép. Nếu người lao động liên tục làm việc cho một công ty trong vòng 6 tháng, công ty sẽ cung cấp chế độ kỳ nghỉ dài ngày cho thực tập sinh.
Trên đây là toàn bộ thông tin, quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của TTS khi làm việc tại Nhật Bản. Hi vọng bài viết phần nào sẽ giải đáp được thắc mắc của TTS khi làm việc tại Nhật. Nếu cần hỗ trợ thêm về các chương trình đi Nhật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
CÔNG TY SAVANAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
Liên quan đến chương trình thực tập sinh kỹ năng, Trong đó, có việc đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi nơi thực tập cho thực tập sinh người nước ngoài khi gặp trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, làm rõ các tình huống, hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng.
Cụ thể, các tình huống, hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng đã được quy định như sau: Thực tập sinh bị vi phạm nhân quyền, bị bạo hành, bị quấy rối (bị dùng lời nói thô bạo, xỉ nhục, lăng mạ, bị cưỡng ép, đe dọa, quấy rối phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ, quấy rối tình dục và lạm dụng quyền lực...).
Ngoài ra, công ty tiếp nhận có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng một cách nghiêm trọng hoặc ác ý, người lao động cũng được xác định là rơi vào trường hợp bất khả kháng. Đơn cử như việc công ty bố trí không đúng công việc, không trả lương đầy đủ, tịch thu hộ chiếu, ép làm thêm giờ kéo dài, yêu cầu làm việc vào ngày nghỉ lễ...
Về thủ tục chuyển đổi nơi thực tập, thực tập sinh có thể nộp đơn đề nghị chuyển đổi nơi thực tập tới nghiệp đoàn quản lý, hoặc công ty tiếp nhận kèm theo các tài liệu chứng minh mình thuộc “trường hợp bất khả kháng” như bản ghi âm, hình ảnh... Khi nhận được đơn, nghiệp đoàn quản lý phải tiếp nhận, xem xét, xử lý, báo cáo Tổ chức OTIT (Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế) và phản hồi kết quả cho thực tập sinh.
Đối với quy định về quản lý cư trú áp dụng cho thực tập sinh khi đang tiến hành thủ tục chuyển đổi nơi thực tập hoặc không tìm được nơi thực tập mới: Trường hợp đang tiến hành thủ tục chuyển đổi nơi thực tập, sẽ cho phép thực tập sinh làm việc tạm thời trong giới hạn 28 giờ/tuần nếu cần thiết.
Trường hợp không tìm được nơi thực tập mới và thực tập sinh mong muốn chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ cấp tư cách lưu trú tạm hoạt động đặc định, để hỗ trợ chờ chuyển sang tư cách kỹ năng đặc định.
Trong khóa đào tạo tập trung sau khi nhập cảnh, nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm phải giải thích cho thực tập sinh hiểu về quyền được chuyển đổi nơi thực tập khi gặp trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, hướng dẫn về các hành vi được coi là vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, bị bạo hành... cũng như quy trình nộp đơn chuyển đổi nơi thực tập.
Việt Nam hiện dẫn đầu 15 nước phái cử thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản với hơn 200.000 người. Tính đến tháng 6 năm nay, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản đã vượt hơn 600.000 người. Riêng năm 2023, khoảng 80.000 người Việt Nam đã sang Nhật Bản làm việc, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số nước phái cử lao động tại quốc gia này.
Người lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, như cơ khí, may mặc, giày da, lắp ráp điện tử, số này chiếm đến 80%; còn lại trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ.
Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực, trong bài phát biểu nhân dịp tròn 1 năm Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki khẳng định: “Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá rất cao về người lao động Việt Nam. Chúng tôi sẽ nỗ lực hoàn thiện cơ chế và cải thiện môi trường để giới trẻ Việt Nam lựa chọn Nhật Bản và để Nhật Bản tiếp tục là thị trường lao động hấp dẫn đối với giới trẻ Việt Nam".
Theo Đại sứ Ito Naoki, năm nay, Nhật Bản đã bắt đầu tổ chức các kỳ thi kỹ năng đặc định tại Việt Nam trong 5 lĩnh vực: chăm sóc điều dưỡng, nông nghiệp, bảo dưỡng ô tô, dịch vụ lưu trú, xây dựng. Ngoài ra, các kỳ thi về 2 lĩnh vực mới là phục vụ ăn uống và sản xuất thực phẩm, đồ uống dự kiến cũng sẽ được tổ chức. Hiện tại, số lượng thực tập sinh kỹ năng đặc định người Việt chiếm một nửa lao động nước ngoài ở Nhật, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.
"Nguồn nhân lực người Việt Nam vô cùng quan trọng, có giá trị đối với nền kinh tế và xã hội của Nhật Bản, nên chúng tôi muốn đảm bảo rằng người lao động Việt Nam có thể sống hạnh phúc hơn ở Nhật Bản" - Đại sứ Ito Naoki khẳng định.