Những Hình Ảnh Dọn Nhà Ngày Tết Đoan Ngọ Đẹp

Những Hình Ảnh Dọn Nhà Ngày Tết Đoan Ngọ Đẹp

Theo lịch vạn niên, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2024 sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 10 tháng 6 dương lịch (tức 10/06/2024).

Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Tại thời khắc mặt trời lên đến đỉnh đầu vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ bắt đầu đi khảo cây. Đây là một hành động đánh vào cây để kiểm tra những vấn đề mà cây đó đang gặp phải.

Để thực hiện phong tục này cần có 2 người: Một người đóng vai cây và phải trèo lên cây, một người cầm dao gõ vào gốc cây và vấn đáp một số câu hỏi như: Mùa sau cây có ra nhiều quả không? Tại sao năm nay lại cho ra ít quả thế?...

Theo quan niệm của ông bà xưa thì để diệt các “sâu bọ” trong người thì phải ăn trái cây đầu mùa. Những loại cái cây dâng lên tổ tiên không những tốt cho sức khỏe mà còn nhằm mục đích mong muốn đời sống sung túc. Việc ăn trái cây cũng giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng bảo vệ khỏi những bệnh tật nguy hại.

Ăn trái cây ngày Tết Đoan Ngọ giúp phòng tránh bệnh tật (Nguồn: Internet)

Bánh ú là một loại bánh truyền thống của người Việt và không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng ở nước ta. Bánh có đặc tính mát và dễ tiêu có tác dụng trung hòa các loại thức ăn nhiệt nóng, khó tiêu. Bên cạnh đó, bánh còn giúp thải độc cơ thể, có tác dụng lợi tiểu, phòng các loại bệnh sỏi thận và gút…

Xem thêm: Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

Đây là món ăn đặc trưng của người miền Nam vào ngày Tết Đoan Ngọ. Chè được làm từ bột nếp, bên trong là nhân đậu xanh, khi ăn kèm với nước cốt dừa tạo nên hương vị thanh mát, thơm ngon.

Đây là món ăn không thể thiếu của người Huế mỗi khi đến dịp tết Đoan Ngọ. Hạt kê được xay và loại bỏ lớp vỏ rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, có độ đặc sền sệt, sau đó thêm nước đường cùng một chút gừng là sẽ được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn.

Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm nấu lên men với rượu. Món này có vị ngọt, chữa các bệnh suy nhược cơ thể, trị chứng ra mồ hôi trộm và làm giảm cơn khát…

Đây là phong tục thể hiện mong muốn sức khỏe dồi dào, đẩy lùi các bệnh tật của người xưa để lại.

Ăn rượu nếp cẩm nhằm đẩy lùi bệnh tật (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 3 Cách Nấu Cơm Rượu Nếp Miền Bắc, Nam, Nếp Than Đón Tết Đoan Ngọ

Thịt vịt theo nhiều nghiên cứu có những dưỡng chất và tính mát có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt. Và việc bổ sung những chất tốt cho sức khỏe là mục tiêu mà mọi người trong ngày Tết Đoan Ngọ hướng đến.

Theo truyền thống người Việt Nam, dùng cây mùi đun nước để tắm vào ngày mùng 5 tháng 5 sẽ giúp cơ thể thoát nhiều mồ hôi, thư giãn và trị được bệnh tật.

Theo quan niệm truyền thống, 12 giờ trưa là thời điểm dương khí tốt nhất vì ánh nắng tỏa ra nhiều nhất. Do đó hái lá thuốc vào thời điểm đó sẽ có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, phong tục này chỉ diễn ra ở một số địa phương.

Hái lá thuốc là nét đẹp truyền thống của ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Tết Đoan Ngọ được xem là ngày lành trong trong năm nên sẽ vô cùng thích hợp để phóng sinh. Phóng sinh là việc thiện và sẽ mang lại phước lành, may mắn cho người thực hiện.

Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân đang ăn mừng vì vụ mùa bội thu thì sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn hết lương thực, thực phẩm đã thu hoạch. Ngay khi mọi người chưa biết cách xử lý vấn nạn sâu hại này như thế nào thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới và tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho mỗi nhà dân lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo  và chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi.

Lão ông còn căn dặn thêm: “Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”. Dân chúng định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày 5 tháng 5 hằng năm là ngày "Tết diệt sâu bọ" hay còn gọi là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 là gì? (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Học nhanh cách làm bánh tro dâng tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5) là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Vì đây là thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết nên sâu bọ và dịch bệnh dễ phát sinh, do đó dân ta có tục trừ trùng phòng bệnh.

Đây là thời điểm cây trái bắt đầu đơm hoa kết quả của năm vì vậy mà hoa quả là các món đồ cúng không thể thiếu. Bên cạnh đó, tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương cũng sẽ có thêm những món ăn khác nhau.

Ngày tết Đoan Ngọ mọi người cần chuẩn bị đồ cúng từ sớm để dân lên ông bà tổ tiên nên không khí lúc này nhộn nhịp, vui vẻ không khác gì ngày Tết. Khi hoàn thành thủ tục thì cả nhà sẽ tụ họp ăn uống những món ăn truyền thống cùng nhau. Ngày lễ 5/5 cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, giúp gắn kết mọi người lại với nhau.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam (Nguồn: Internet)

Đếm ngược đến ngày mùng 5/5 Âm lịch, chúng ta còn chưa đầy 2 tháng nữa là sẽ đến Tết Đoan Ngọ.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có những món gì?

Một mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có những món sau: 9 hoa đồng tiền màu đỏ, mâm cơm chay, bánh gói chay, ba chén rượu, cơm rượu, vàng mã, mâm ngũ vị, ba chén nước trà, vài nhánh đài sen.

Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch hàng năm không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội để mọi người gắn kết với gia đình và truyền thống dân tộc. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về ý nghĩa và các hoạt động đặc trưng trong ngày lễ này. Chúc bạn và gia đình có một ngày Tết Đoan Ngọ với nhiều niềm vui và hạnh phúc. Đừng quên theo dõi các blog của Nguyễn Kim để cập nhật nhanh những ngày lễ quan trọng khác trong năm nhé!

Dân gian quan niệm rằng sau 12h đêm mùng 5/5, âm khí hoạt động mạnh mẽ nên tuyệt đối không nên soi gương hay chụp ảnh trước gương.

Rượu nếp, món không thể thiếu trong tục "giết sâu bọ" ngày tết Đoan ngọ. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.

Theo Phong tục Việt Nam - Đất lề quê thói của Nhất Thanh, Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là ngày Tết có ý nghĩa quan trọng, không thể bỏ qua với người Việt xưa, chỉ sau Tết Nguyên đán và ngang hàng rằm tháng bảy.

Trong ngày lễ truyền thống độc đáo của người Việt Nam, dân gian thường truyền tai về nhiều điều không nên làm trong ngày này.

Dân gian quan niệm rằng sau 12h đêm mùng 5/5, âm khí hoạt động mạnh mẽ nên tuyệt đối không nên soi gương hay chụp ảnh trước gương tránh dẫn dụ tà khí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có thể xảy ra những hiện tượng khó lý giải.

Không đặt chân xuống đất khi vừa ngủ dậy

Theo quan niệm của người xưa, vào sáng 5/5, người lớn khi mới ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho thật sạch, sau đó mới bước xuống bàn ăn một bát con rượu nếp, trái cây để "diệt sạch sâu bọ".

Vào ngày này ông bà thường dặn các thành viên trong gia đình khi ra khỏi nhà thì không nên dừng chân ở những nơi âm u, thiếu sáng nhiều tà khí như nghĩa trang, bệnh viện, nhà tang lễ,... vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo quan niệm từ xưa, việc mất tiền vào ngày tết mùng 5/5 bị xem như tự đánh rơi tài lộc của mình, khiến tài vận đi xuống. Vì vậy khi đi ra ngoài, bạn hãy chú ý tư trang cá nhân tránh làm rơi, mất.

Giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ "tà", nếu để lộn xộn sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy, bạn hãy chú ý sắp xếp giày dép gọn gàng tránh ảnh hưởng đến đường tài lộc và tình duyên.

Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.

Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ

Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Tết Đoan Ngọ rơi vào mùng 5/5 âm lịch là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Mặc dù một số nước châu Á khác cũng ăn Tết Đoan ngọ nhưng ngày lễ này của chúng ta lại có bản sắc riêng, mang ý nghĩa riêng. Với người Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Giết sâu bọ - những sinh vật làm hại mùa màng và sức khỏe con người.