Đặc Điểm Người Lao Động

Đặc Điểm Người Lao Động

Đặc điểm nổi bật của lao động Nhật Bản là tự giác, cần cù và tinh thần trách nhiệm cao.

Những thỏa thuận trong hợp đồng lao động trong giới hạn pháp lí nhất định

Bất cứ sự thỏa thuận nào cũng phải nằm trong khuôn khổ và sự điều chỉnh của pháp luật, hợp đồng lao động cũng vậy.

Quyền của NLĐ được pháp luật lao động quy định ở mức tối thiểu và nghĩa vụ của NLĐ được quy định ở mức tối đa.

Bên cạnh những giới hạn pháp lí đã được quy định trong pháp luật lao động, những thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động còn bị chi phối bởi các quy định trong thỏa ước lao động tập thể (nếu có) của doanh nghiệp.

Quan hệ lao động không chỉ bao gồm quan hệ lao động cá nhân mà còn gồm cả quan hệ lao động tập thể. Những thỏa thuận tập thể khi đã đạt được (như thỏa ước lao động tập thể) sẽ được coi như là “luật” của doanh nghiệp Vì thế, về nguyên tắc, các thỏa thuận trong hợp đồng lao động phải phù hợp với các thỏa thuận đã đạt được trong thỏa ước lao động tập thể. Bởi vậy, những thỏa thuận trong hợp đồng lao động không chỉ giới hạn trong khung pháp lí do pháp luật quy định mà còn phải phù hợp, tương thích với thỏa ước lao động tập thể cũng như quy chế hợp pháp trong đơn vị.

Vậy là Luật Vitam đã cung cấp cho các bạn nhưng thông tin về đặc điểm của hợp đồng lao động. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

+ Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân

+ Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động

+ Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật

+ Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông

+ Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít

+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)

+ Năng suất lao động vẫn còn thấp

+ Phần lớn lao động có thu nhập thấp

+ Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến

+ Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết

=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

Đối tượng của hợp đồng lao động

Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Chủ thể giao kết hợp đồng lao động gồm người lao động và người sử dụng lao động.

Hợp đồng lao động thực chất là hợp đồng mua bán sức lao động giữa người lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động là NSDLĐ. Tuy nhiên, đây là hợp đồng mua bán đặc biệt. Bởi sức lao động là đối tượng mua bán của hợp đồng. Đây là một loại “hàng hóa” đặc biệt. Vì vậy có thể thấy đối tượng của hợp đồng lao động chính là việc làm.

Như vậy, để nhận diện có sự tồn tại của quan hệ lao động hay không, cũng như hợp đồng đó có phải là hợp đồng lao động hay không cần xác định trong quan hệ đó hay hợp đồng đó có “yếu tố việc làm” hay không. Yếu tố về công việc được nhận biết như công việc đó được thực hiện dưới sự chỉ dẫn và dưới sự kiểm soát của phía bên kia. Công việc có sự tương tác với công việc của NLĐ khác. Công việc tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và có tính liên tục. Hợp đồng lao động là hình thức pháp lí của quan hệ lao động. Các bên giao kết hợp đồng lao động sẽ làm phát sinh quan hệ lao động.

Người lao động phải tự mình thực hiện công việc và chịu sự quản lí của NSDLĐ

Trong khi các chủ thể giao kết hợp đồng ở các loại hợp đồng khác có thể tự mình thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc có thể ủy quyền cho chủ thể khác giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì trong hợp đồng lao động, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng.

Đặc trưng này xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao. Do đó, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba

NLĐ tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc đó, NLĐ phải chịu sự quản lí giám sát của NSDLĐ. Bởi tuy NLĐ tự mình thực hiện công việc nhưng hoạt động lao động của NLĐ không phải là hoạt động mang tính đơn lẻ cá nhân mà là hoạt động mang tính tập thể. Quá trình làm việc của NLĐ có sự liên quan đến các lao động khác. Chính vì vậy cần phải có sự quản lí của NSDLĐ. Hơn nữa, khi thực hiện công việc, NLĐ sẽ phải sử dụng máy móc, thiết bị tài sản của doanh nghiệp nên NSDLĐ phải có quyền quản lí đối với NLĐ. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận diện quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở của hợp đồng lao động.

Động cơ làm việc của lao động trí óc

Người lao động trí óc cũng giống như người khác, họ làm việc trước hết vì nhu cầu thu nhập kinh tế, để tạo dựng cho bản thân và gia đình một cuộc sống vật chất và tiện nghi cao.

Người lao động trí óc còn làm việc vì tâm huyết nghề nghiệp, vì sở thích chuyên môn mà họ đeo đuổi và vì các khát vọng tìm tòi sáng tạo để đóng góp cao cho cộng đồng, cho doanh nghiệp.

Người lao động trí óc còn làm việc vì danh tiếng cá nhân, doanh nghiệp; vì trật tự, kỉ cương nơi công tác và vì mong muốn được phát triển và thành đạt.

Người lao động trí óc còn làm việc vì thói quen quán tính, đó là những con người bình thường, họ thấy mọi người làm như thế nào thì mình cũng phải làm thế để nuôi sống gia đình.

Cũng có một số người lao động trí óc trong những giai đoạn nào đó của cuộc đời, họ làm việc chỉ vì cạnh tranh để mà tồn tại. Họ sẵn sàng công phá, kìm hãm những người khác.

- Động cơ lương tâm, trách nhiệm

Có những người lao động trí óc chân chính làm việc vì động cơ tiến bộ và mưu cầu hạnh phúc chung cho nhân loại; họ làm việc với một tầm nhìn sâu sắc và một bản chất nhân đạo cao.

Nhìn chung người lao động trí óc làm việc vì cả một tổ hợp rất nhiều động cơ khác nhau đã nêu.

Người lao động trí óc là một tầng lớp dân cư quan trọng của mỗi xã hội; họ gắn bó với cuộc sống của dân tộc và họ chịu tác động to lớn của sự hưng thịnh chung của xã hội, của các đặc điểm truyền thống của dân tộc mà các nhà quản lí kinh tế phải coi trọng và tận dụng.

Tương ứng với các đặc điểm tâm lí và động cơ làm việc nói trên, để quản lí người lao động trí óc cũng phải sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lí kinh tế, hành chính, giáo dục, vận động; nhưng phải tuỳ điều kiện cụ thể của từng đối tượng mà lựa chọn hình thức thực hiện.

(Tài liệu tham khảo: Tâm lí học lãnh đạo và quản lí, PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà, Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Đặc điểm của hợp đồng lao động đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Bài viết này Luật Vitam sẽ tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động hình thành dựa trên gười lao động có nhu cầu làm việc và người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, vì sức lao động là loại hàng hóa đặc thù, hơn nữa trong quan hệ lao động. Người lao động còn phải chịu sự quản lí và phụ thuộc vào NSDLĐ nên ngoài những đặc điểm chung đó, hợp đồng lao động còn có một số đặc điểm riêng sau đây: