A. cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
Top 6 quốc gia có ngành công nghệ thông tin phát triển trên thế giới
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là cường quốc dẫn đầu trong ngành CNTT với thung lũng Silicon – nơi hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Meta, Google, Intel… Nước này cũng là ngôi nhà của nhiều trường đại học danh tiếng trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngành CNTT tại Hoa Kỳ không ngừng tiến bộ và mở rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến thị trường công nghệ toàn cầu.
Hoa Kỳ là “cái nôi” của hàng loạt phát minh công nghệ hiện đại và sáng kiến thế kỷ (Ảnh: Internet)
Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành CNTT phát triển lâu đời và mạnh mẽ nhất thế giới. Nước này là quê hương của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Sony, Panasonic, Fujitsu…
Nhật Bản đã không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, từ thiết bị điện tử tiêu dùng đến hệ thống tự động hóa công nghiệp. Chính phủ Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh chiến lược ưu tiên đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật số, đã mang về những thành quả lớn, không chỉ cho người dân Nhật bản mà còn cho cả thế giới.
Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có ngành CNTT phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và viễn thông. Quốc gia này là quê hương của các công ty công nghệ khổng lồ như Samsung, Hyundai, LG…, nổi bật với các sản phẩm điện thoại thông minh và các thiết bị gia dụng tân tiến.
Hàn Quốc cũng là quốc gia tiên phong trong việc triển khai mạng 5G và đang có kế hoạch ra mắt công nghệ mạng di động 6G đầu tiên vào năm 2028. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh mẽ cho các chương trình đầu tư CNTT và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa nước này trở thành trung tâm công nghệ quan trọng không chỉ ở Châu Á mà còn có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu.
Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc CNTT với hàng loạt những dấu ấn đậm nét, nước này đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến ngành công nghệ toàn cầu. Hàng loạt công ty công nghệ đình đám không thể không nhắc đến ở Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Oppo…
Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tiên tiến như ngành chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và siêu máy tính. Trung Quốc đang trên hành trình thực hiện khát vọng trở thành bá chủ thế giới ở lĩnh vực CNTT khi đang có tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực đang phát triển thịnh vượng tại Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Vương Quốc Anh là trung tâm quan trọng của ngành CNTT tại châu Âu, với London được biết đến như một trung tâm tài chính và công nghệ toàn cầu. Ngành CNTT của Vương Quốc Anh rất phát triển trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, với nhiều công ty chuyên về các giải pháp bảo vệ thông tin và quản lý rủi ro.
Singapore được biết đến là trung tâm CNTT phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của Châu Á. Thành phố này cũng là nơi tập trung của nhiều công ty công nghệ toàn cầu, làm cho quốc gia này trở thành một trung tâm sáng tạo công nghệ quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Sự phát triển của CNTT đã biến Singapore trở thành quốc gia thông minh và hiện đại trên thế giới (Ảnh: Internet)
Sự phát triển của CNTT không những mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới cho nhân loại trong kỷ nguyên số hóa. Để nắm bắt được tiềm năng to lớn này, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển ngành CNTT là vô cùng quan trọng. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Tuy nhiên, một số thách thức đang cản trở du lịch nông nghiệp phát huy hết tiềm năng ở Việt Nam. Một trong những vấn đề chính là phát triển sản phẩm. Mặc dù Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú nhưng ngành du lịch nông nghiệp hiện nay vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Các hoạt động thường diễn ra tự phát ở quy mô nhỏ và thiếu chiến lược thương hiệu. Điều này khiến sản phẩm du lịch gặp khó khăn trong thu hút sự quan tâm của du khách.
Du lịch nông nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức về chất lượng dịch vụ, cụ thể là nhiều người dân địa phương còn thiếu kỹ năng cần thiết để phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp. Vì nhược điểm này mà các sản phẩm du lịch còn đơn giản, chưa được khai thác tốt, khiến khả năng chi tiêu của du khách bị hạn chế. Việc thiếu sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ toàn diện đang kìm hãm sự phát triển của ngành.
Các vấn đề về kết nối đặt ra thách thức thứ ba khi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và điểm đến vẫn chưa chặt chẽ. Điều này cản trở tạo ra các sản phẩm du lịch tích hợp và hấp dẫn cả khách trong nước và quốc tế.
Trải nghiệm mua sắm trong du lịch nông nghiệp cũng có những thách thức riêng. Sản phẩm thường thiếu thương hiệu và bao bì hấp dẫn, phần nào khiến du khách ngần ngại về chất lượng và độ an toàn. Ngoài ra, việc giới thiệu và trình bày quy trình sản xuất không đầy đủ cũng làm giảm trải nghiệm mua sắm tổng thể.
Nguồn nhân lực khan hiếm, đặc biệt là ở những công việc mang tính chất dịch vụ, là thách thức thứ năm. Việc thiếu nguồn lao động có kỹ năng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp trải nghiệm du lịch nông nghiệp sáng tạo và chất lượng cao. Tình trạng thiếu đào tạo về quản lý vận hành cho các điểm đến nông nghiệp và làng nghề càng làm trầm trọng thêm những hạn chế này.
Cuối cùng, các nỗ lực quảng bá và tiếp thị cho du lịch nông nghiệp được coi là chưa đủ và chưa chuyên biệt. Những chiến lược hiện tại chủ yếu tập trung vào quảng bá du lịch nói chung mà bỏ qua sức hấp dẫn riêng của các sản phẩm du lịch nông nghiệp.
Vậy, làm thế nào Việt Nam có thể vượt qua thách thức và định vị mình là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp? Tìm hiểu thêm qua bài viết “Nuôi dưỡng thành công cho du lịch nông nghiệp”.
Bài: Tiến sĩ Jackie Ong, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam
Tối 22/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Saudi Arabia tại Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm lần thứ 93 Ngày Quốc khánh (23/9/1930 – 23/9/2023) với chủ đề “Chúng ta mơ và hiện thực hóa ước mơ” nhằm suy ngẫm về lộ trình đạt được các mục tiêu của Tầm nhìn 2030.
Tham dự buổi lễ có: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc chúc mừng Chính phủ và nhân dân Saudi Arabia nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, với nhiều người Việt Nam, Saudi Arabia được biết đến qua những hình ảnh mang đầy tính biểu tượng của thế giới Arab quyến rũ. Đó là những cánh rừng chà là bạt ngàn, thiên nhiên đa dạng với sa mạc cát vàng mênh mang và những ốc đảo khổng lồ, trong khi vẫn có những khu vực phủ đầy tuyết trắng. Đây còn là cái nôi của đạo Hồi, với những địa danh linh thiêng nổi tiếng của người Hồi giáo như Thánh địa Mecca, điểm đến hành hương mong ước của hàng chục triệu tín đồ Hồi giáo hằng năm...
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh với nền tảng là những di sản văn hóa, tôn giáo giàu bản sắc, Saudi Arabia không ngừng phát triển và đổi thay từng ngày. Trong lĩnh vực kinh tế, Saudi Arabia được biết đến không chỉ là cường quốc dầu mỏ hàng đầu thế giới mà còn là quốc gia hiện đại, năng động, không ngừng sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi và đa dạng hóa mô hình kinh tế với điểm nhấn là một loạt các siêu dự án đầy tham vọng.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc tin tưởng với ý chí và quyết tâm của mình, nhân dân Saudi Arabia sẽ sớm hoàn thành những dự án quan trọng này, qua đó mở ra một kỷ nguyên đầy hứa hẹn trong giai đoạn hậu dầu mỏ, góp phần thực hiện thành công kế hoạch “Tầm nhìn 2030” nhằm đưa Saudi Arabia trở thành trái tim của thế giới Arab và Hồi giáo, trung tâm đầu tư toàn cầu kết nối lục địa Á – Âu.
Đánh giá cao những bước phát triển hết sức tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và Saudi Arabia, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, ngay sau khi COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động trao đổi đoàn đã diễn ra rất sôi động. Nổi bật là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Saudi Arabia, Hoàng thân Faisal Bin Farhan Al-Saud vào tháng 3/2022, kỳ họp tham vấn Tham vấn chính trị lần thứ nhất giữa hai Bộ Ngoại giao tại Saudi Arabia tháng 2/2023.
Bên cạnh lĩnh vực chính trị, ngoại giao, hợp tác kinh tế cũng là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Saudi Arabia năm 2022 đạt 2,7 tỷ USD, tăng 32,4% so với 2021. Chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2022. Mới đây, Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam – Saudi Arabia đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của hơn 750 doanh nghiệp và địa phương của hai bên, một con số kỷ lục rất đáng khích lệ.
Khẳng định năm 2024 là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam – Saudi Arabia, là năm hai nước kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc mong muốn, Chính phủ, nhân dân hai nước, quan hệ hợp tác hai nước sẽ không ngừng được củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giao lưu nhân dân…, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.
Tại Lễ Kỷ niệm, Đại sứ Vương quốc Saudi Arabia tại Việt Nam Mohammed Ismaeil A. Dahlwy đã điểm lại những thành tựu mà vương quốc này đã đạt được xuyên suốt quá trình lãnh đạo của vị vua lập quốc Abdulaziz bin Abdulrahman Al Saud và các hậu duệ cho đến ngày nay, dưới sự trị vì của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud và Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud.
Đại sứ Saudi Arabia Mohammed Ismaeil A. Dahlwy khẳng định, trong quá trình phát triển của Saudi Arabia và Việt Nam, có những dấu ấn của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong 24 năm qua với những bước tiến quan trọng. Mối quan hệ này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn thông qua tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau và phối hợp hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế.
Đại sứ Mohammed Ismaeil A. Dahlwy chúc Chính phủ, nhân dân Việt Nam ngày càng thành công và đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, cũng như quan hệ hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và đạt những tầm cao mới trong những năm tới đây.
Trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm, Đại sứ quán Saudi Arabia tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao nhằm giới thiệu đất nước, con người Saudi Arabia, trong đó giới thiệu về những nỗ lực của nước này nhằm đăng cai Triển lãm thế giới World Expo 2030 tại Riyadh.
TPO - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tính đến cuối tháng 11 vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD, tăng 15,3%, xuất siêu trên 23 tỷ USD; ước cả năm đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới...
Công ty TNHH Trung Linh Phát (tỉnh Ninh Bình) vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Hôm 26/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn luật sư thương mại Jamieson Greer làm Đại diện Thương mại trong nhiệm kỳ mới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đã giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nhanh doanh số. Quy mô thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD.
Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Giám đốc điều hành Tập đoàn Maersk cho biết, chuyến tàu đầu tiên của Tập đoàn đã cập cảng của Việt Nam vào năm 1923. Tiếp nối truyền thống hơn 100 năm qua, Maersk tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực vận tải biển của Việt Nam.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đến nửa đầu tháng 11 đạt trên 681 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến cuối tháng 11, thu ngân sách năm 2024 của Đồng Nai cả nội địa và xuất nhập khẩu đã về đích với sự đóng góp lớn của 10 doanh nghiệp.
Ngoài thừa nhận hành vi phạm tội, trước tòa, các bị cáo còn bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong 3 quý của năm nay đạt 3,52 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang Nga để tìm hiểu thị trường.
10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 7 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.
Đơn cử, Vihaba đã có bước tăng trưởng nhảy vọt 300% trong giai đoạn 2021-2022, và đạt mức tăng trưởng 100% trong năm 2022-2023.
Từ đầu tháng 10 đến nay, VTP đã tăng mạnh 44% giá trị, vốn hóa thị trường theo đó tăng thêm hơn 4.200 tỷ đồng lên 13.800 tỷ đồng.
Việt Nam được mệnh danh là "thủ phủ" sản xuất và chiếm 60% thị phần xuất khẩu trên toàn cầu.
Theo nhiều doanh nghiệp TPHCM, bảng giá đất được điều chỉnh làm tăng giá đất, tăng tiền thuê đất, từ đó ảnh hưởng giá thành sản xuất, hợp đồng với đối tác, kế hoạch sản xuất, kinh doanh…
Tính từ đầu năm, các cổ phiếu này đạt mức tăng từ 50% tới hơn 95% giá trị. VTK bật tăng mạnh 130%, đặc biệt VGI còn cao gấp đôi thị giá.
Tổng cục Hải quan cho biết, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu 10 tháng đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
“Việt Nam đang trở thành một cường quốc kinh tế mới nổi của châu Á, và ngành hàng không đóng vai trò trung tâm trong động lực đó”, nhà sáng lập Trinity nói.
Thanh tra TP HCM nhận định đây là hành vi trái pháp luật, tiềm ẩn rủi ro thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước
Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.